Ung thư cổ tử cung là một bệnh thường gặp ở phụ nữ, bệnh đứng thứ 2 sau ung thư vú. Bệnh thường ít biểu hiện lâm sàng nên khó phát hiện, khi phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến triển nặng.
- Những điều cần biết về thời gian phục hồi sau sinh của phụ nữ
- Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
- Một số lý do khiến người gầy tập mãi không tăng cân
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới. Bệnh do các tế bào cổ tử cung phần dưới của tử cung bắt đầu phát triển quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới nhanh chóng phát triển và tạo ra khối u trong cổ tử cung. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
Bác sĩ tư vấn: Độ tuổi từ 35 đến 50 là độ tuổi hay gặp nhất do đây là thời kỳ hoạt động tình dục, hệ nội tiết bị rối loạn dẫn tới hoạt động của buồng tử cung bị rối loạn. Hay gặp ở phụ nữ đẻ nhiều con từ 5 con trở lên. Người hoạt động tình dục sớm trước 17 tuổi, có nhiều bạn tình.
Bệnh hay gặp ở người có tiền sử bệnh viêm sinh dục do virus Papilloma hay Herpes, người vệ sinh cá nhân kém.
Triệu chứng lâm sàng ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn còn sớm, ung thư không thấy rõ rệt khi thăm khám âm đạo – cổ tử cung bằng mỏ vịt: cổ tử cung trông giống như bình thường, hoặc như một vết loét trợt, hoặc có một vùng trắng không điển hình. Để chẩn đoán bệnh chính xác, cần thực hiện những xét nghiệm:
Triệu chứng lâm sàng ung thư cổ tử cung
- Tế bào âm đạo: mục đích thu lượm các tế bào bong ra của khối u và nhuộm màu bằng phương pháp Papanicolaou. Nếu có tế bào nhóm IV hoặc nhóm V, nghĩa là có sự hiện diện của tế bào ung thư.
- Soi cổ tử cung: thấy được vùng nghi ngờ và đó là nơi cần phải được sinh thiết.
- Sinh thiết: được lấy từ vùng nối tiếp của 2 loại tế bào và vùng nghi ngờ, để xem xét về mô học một cách chính xác và đầy đủ.
+ Nếu sự bất thường về mặt tế bào còn giới hạn ở bề mặt của biểu mô, màng đáy chưa bị phá huỷ. Đó là ung thư trong liên bào.
+ Nếu màng đáy bị phá huỷ, khối u có kích thước dưới 3 cm – Đó là ung thư xâm lấn vi thể.
- Cổ tử cung loét, sùi, dễ chảy máu, sờ cổ tử cung thấy nền loét sùi cứng.
- Khi ung thư đã sang giai đoạn 2 – 3, sờ túi cùng bên thấy cứng, hẹp.
Biện pháp dự phòng ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung nguy hiểm, vì gây tử vong cao vào giai đoạn xâm lấn, song diễn biến thì chậm chạp, nếu quan tâm chú ý thì ta có thể phát hiện sớm và đề phòng được. Để đề phòng bệnh cần khuyên người phụ nữ: đẻ ít, gìn giữ vệ sinh phụ nữ, vệ sinh sau giao hợp và vệ sinh kinh nguyệt. Khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 năm/lần, hoặc đi khám ở cơ sở chuyên khoa khi mà có dấu hiệu bất thường như: ra máu sau giao hợp, khí hư bất thường. Thực hiện nếp sống lành mạnh, một vợ một chồng, không quan hệ tình dục phức tạp và sớm.
Ngoài những biện pháp trên, bạn có thể tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu bạn dưới 26 tuổi, bạn nên chủng ngừa HPV, vaccine sẽ bảo vệ bạn chống lại HPV 16 và HPV 18 hai loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung. Tránh bị nhiễm HPV bằng cách quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như bao cao su và hạn chế số lương bạn tình.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, bạn nên thăm khám thường xuyên và khi có bất thường bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn kỹ lưỡng.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn