Bệnh này thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn thường do viêm mũi họng hay biến chứng từ các bệnh nhiễm trùng lây, từ thể nhẹ có thể tiến triển nặng.
- Những điều cần biết về thời gian phục hồi sau sinh của phụ nữ
- Dinh dưỡng cho trẻ thiếu máu
- Một số lý do khiến người gầy tập mãi không tăng cân
Tìm hiểu về bệnh viêm thanh quản
Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp nằm ở vùng hạ họng- thanh quản. Thanh quản có 3 chức năng quan trọng là hô hấp, bảo vệ đường hô hấp và phát âm. Chính vì thế khi viêm thanh quản sẽ gâu ra khó thở và khàn tiếng.
Nguyên nhân viêm thanh quản là gì?
Viêm thanh quản có thể do vi trùng, siêu vi hoặc do nấm. Sống trong môi trường khô, nóng, nhiều bui bẩn và hóa chất. Nhiều người có cơ địa dị ứng hoặc yếu tố nghề nghiệp phải dùng giọng nói quá to, nói nhiều. Viêm thanh quản cũng có thể xuất phát từ viêm mũi, họng, xoang, phổi…
Viêm thanh quản có thể thứ phát hoặc nguyên phát từ họng lan xuống đường hô hấp dưới lan lên. Người ta chia ra làm 2 loại viêm thanh quản cấp và viêm thanh quản mạn tính
Viêm thanh quản cấp tính là gì?
Bác sĩ tư vấn: Viêm thanh quản cấp tính là viêm thanh quản thường xảy ra nhanh, tiến triển trong thời gian ngắn dưới 3 tuần. Bệnh này thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn thường do viêm mũi họng hay biến chứng từ các bệnh nhiễm trùng lây, từ thể nhẹ có thể tiến triển nặng, với trẻ em có thể là một bệnh cấp cứu do khó thở
Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn thì thường gặp ở nam giới nhiều hưn nữ giới, có thể do viêm họng cấp lan xuống, dùng giọng quá sức, nói to, nhiều, la hét, sau khi uống nhiều rượu bia, hít phải chất độc có axit, kiềm. Đặc biệt bệnh láy viêm thanh quản cấp tính hay gặp ở mùa xuân, mùa thu khi thời tiết thay đổi.
Viêm thanh quản cấp tính là gì?
Dấu hiệu nhận biết viêm thanh quản?
- Dấu hiệu ở trẻ em: Giai đoạn đầu của bệnh thường sốt 380-3805 kèm theo các triệu chứng cảm cúm như hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi. Khó thở nhẹ khi gắng sức, khó thở chậm, khó thở thì hít vào có tiếng rít, co kéo các cơ hô hấp, thậm chí tím môi đầu chi. Trẻ em quấy khóc, kém ăn, tiếng khóc khàn. Khàn tiếng từ nhẹ tới mức độ nặng, tiếng ho có thể chưa thay đổi. Niêm mạch mũi họng, thanh quản đỏ xung huyết, xuất tiết
- Dấu hiệu ở người lớn: điển hình là viêm thanh quản cấp xuất tiết thông thường. Trong đợt viêm mũi họng cấp, người bệnh sốt 380 -390. Xuất hiện nóng trong họng như có dị vật, cảm giác ngứa rát ho khan, say vài ngày ho có đờm, người mệt mỏi, giọng khàn dần đến khi mất tiếng. Niêm mạc xung quang vùng họng thanh quản đỏ hồng xung huyết rồi xuất tiết nhầy làm cho dây thanh quản di động kém, khép khoogn kín khi phát âm, gây khàn tiếng thậm chí phát âm khoogn ra tiếng. Tình trạng viêm nhiễm và sức đề kháng có thể tự khỏi sau 4-7 ngày hoặc trở nặng lên thành viêm khí phế quản phỏi
Để phòng bệnh lý viêm thanh quản cần chú ý như:
- Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ
- Hạn chế la hét, nói to, nói nhiều với cường độ cao và liên tục
- Hạn chế uống nước đá lạnh khi họng đang viêm, xưng đỏ
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước cam chanh nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn, nấm mốc
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn