Hội chứng ống cổ tay là tình trạng đau và tê nhiều ở ngón tay, bàn tay, có thể lan lên cẳng tay, cánh tay và càng ngày càng gia tăng. Vậy hội chứng cổ tay là gì?
- Triệu chứng hạ huyết áp và những chú ý quan trọng
- Bí quyết chăm sóc da trong ngày hè nắng nóng
- Bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng
Tìm hiểu về hội chứng ống cổ tay
Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay
Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách xung quang là bờ của xương cổ tay, là cấu trúc không co giãn được nên khi có tình trạng viêm xảy ra hoặc do tư thế gấp cổ tay qúa mức sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh. Dây thần kinh giữa là dây thần kinh đi trong ống cổ tay nên khi có sự tăng thể tích ống cổ tay thì chính dây thần kinh giữa bị chèn ép và bị ảnh hưởng. Dây thần kinh giữa là dây chi phối cảm giác cho ngón cái và phần gan tay của các ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn và chi phối vận động cho các cơ thuộc mô ngón cái. Do đó khi bị chèn ép thần kinh, bệnh nhân bị yếu liệt bàn tay và các ngón khiến cho bệnh nhân khó thực động tác cầm nắm đồ vật. Ngoài yếu tố viêm, hẹp ống cổ tay có thể gặp do chấn thương như gãy đầu dưới xương quay, gãy các xương cổ tay..Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây ra bệnh có thể là sự phối hợp của nhiều yếu tố nguy cơ. Các yếu tố nguy cơ hay gặp là tình trạng vi chấn thương lặp đi lặp lại vùng cổ tay do quá gấp, quá duỗi cổ tay thường gặp ở những người làm văn phòng hay sử dụng máy tính, người hay lái xe, người có thói quen gối đầu lên tay khi ngủ, người chơi golf…Ngoài ra còn có các bệnh toàn thân cũng làm tăng nguy cơ của hội chứng ống cổ tay như đái tháo đường, phù, béo phì, suy tim xung huyết hay tình trạng ứ dịch ở phụ nữ mang thai.
Cách phát hiện hội chứng ống cổ tay
Sự chèn ép thần kinh giữa sẽ gây ra các triệu chứng đau , tê bì, dị cảm ngón cái, ngón giữa, ngón trỏ, một phần ngón nhẫn trong khi ngón út không bị. Trong một số trường hợp, đau và tê có thể lan rộng cả bàn tay và lan lên phía cẳng tay nhưng hiếm khi lên đến vai. Triệu chứng tê thấy rõ về đêm khiến bệnh nhân khó chịu dẫn đến mất ngủ, đau và tê giảm khi bệnh nhân nâng cao tay hoặc vẩy tay. Khi thực hiện các động tác như gõ máy tính, lái xe, đánh golf, đẩy tạ…thì triệu chứng tê lại xuất hiện. Thời gian đầu bị bệnh bệnh nhân có thể tự hết tê mà không cần điều trị, lâu dần bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng yếu cơ, khó cầm bút, cầm đồ vật hay bị rơi. Hội chứng ống cổ tay có thể gặp ở một tay hoặc cũng có thể gặp ở hai tay. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần đi khám để loại trừ các tổn thương thực thể như gãy xương, viêm khớp. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được đo điện cơ và đo dẫn truyền thần kinh để xác định tổn thương và loại trừ các bệnh khác.
Cách phát hiện hội chứng ống cổ tay
Cần làm gì khi nghi ngờ bị hội chứng ống cổ tay
Bác sĩ tư vấn: Khi nghi ngờ bản thân bị hội chứng ống cổ tay cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh để khắc phục. Nếu không điều trị phẫu thuật, thường bệnh nhân sẽ được kê các thuốc giảm đau, chống viêm, các nhóm thuốc bổ thần kinh. Tuy nhiên bệnh nhân cũng cần chủ động thực hiện các phương pháp để tránh tình trạng đè ép hay làm viêm các gân cơ vùng cổ tay. Ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân nên sử dụng các loại nẹp bao cổ tay khi ngủ hoặc khi làm việc để tránh các hoạt động quá mức gây các vi chấn thương, tập vận động cổ tay, xoa bóp vùng cổ tay và bàn tay. Thay đổi thói quen làm việc bằng cách sử dụng tư thế hợp lý, giải lao khi làm việc. Bên cạnh đó có thể sửu dụng các loại gel giảm đau hoặc chườm đá vào vùng cổ tay khi đau, tránh tình trạng viêm xảy ra quá nhiều.
Hiện nay phương pháp mổ để giải phóng ống cổ tay có nhiều ưu điểm, dễ thực hiện và được thực hiện nhiều tại chuyên khoa phẫu thuật chỉnh hình khi tổn thương thần kinh ở mức độ nặng hoăc teo cơ.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn