Đối với rối loạn stress sau chấn thương, điều trị nhằm mục đích kiểm soát sự lo âu, căng thẳng và giúp bệnh nhân lấy lại cảm giác kiểm soát cuộc sống.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Điều trị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý
Đây là khái niệm chỉ một rối loạn tâm lý liên quan tổn thương về mặt tinh thần, biểu hiện bằng sự lo âu quá mức ở những bệnh nhân có tiền sử trải qua chấn thương tâm lý. Sự lo âu này bắt đầu khi bệnh nhân gặp phải các sự kiện gây tổn thương và vẫn tiếp tục kéo dài thời gian dài sau đó. Bệnh còn có tên rối loạn stress sau chấn thương (rối loạn tâm căn sau sang chấn), thuộc nhóm phân loại bệnh liên quan stress (căng thẳng).
Phương pháp điều trị và thuốc
Bác sĩ tư vấn: Đối với rối loạn stress sau chấn thương, điều trị nhằm mục đích kiểm soát sự lo âu, căng thẳng và giúp bệnh nhân lấy lại cảm giác kiểm soát cuộc sống. Đồng thời, việc điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương còn có mục đích khiến bệnh nhân tự tin hơn về bản thân, học cách đối phó nếu các triệu chứng phát sinh một lần nữa.
Điều trị rối loạn stress sau chấn thương thông thường bao gồm liệu pháp hóa dược và điều trị tâm lý. Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng cụ thể mà bác sĩ điều trị có thể kết hợp các phương pháp và thuốc khác nhau để cải thiện triệu chứng đồng thời dạy bệnh nhân những kỹ năng để đối phó tốt hơn với sự kiện chấn thương tâm lý và hậu quả của nó.
- Liệu pháp hóa dược (thuốc men)
Đối với rối loạn căn thẳng sau chấn thương tâm lý, các bác sĩ thường sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng căng thẳng stress. Thuốc chống trầm cảm cũng như thuốc chống lo âu là 2 nhóm thuốc thường dùng nhất. Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện các triệu chứng dạng trầm cảm, cải thiện sự tập trung và đẩy lùi các vấn đề với giấc ngủ. Trong khi đó thuốc chống lo âu sẽ giúp giảm cảm giác lo lắng và căng thẳng.
Prazosin thường được chỉ đinh với các trường hợp ác mộng thường xuyên. Ban đầu, prazosin là thuốc dùng để điều trị tăng huyết áp, đồng thời chúng phản ứng với một chất trung gian thần kinh tên là norepinephrine. Vì thế, prazosin có tác dụng ngăn chặn những cơn ác mộng trên bệnh nhân.
Phương pháp điều trị và thuốc
Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng trên từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể cân nhắc sẽ sử dụng thuốc nào. Tìm ra thuốc có tác dụng tốt nhất và tác dụng không mong muốn ít nhất là một thách thức không hề nhỏ. Đôi khi cần một vài thử nghiệm trước khi tìm ra phương án điều trị tối ưu. Thông thường, khi tìm được loại thuốc tối ưu, các triệu chứng sẽ cải thiện trong vòng một vài tuần, bệnh nhân cải thiện được tâm trạng và trở lại sinh hoạt bình thường.
- Tâm lý trị liệu
Các hình thức trị liệu bằng liệu pháp tâm lý ngày nay càng ngày càng phổ biến trong việc điều trị các bệnh tâm thần. Đối với rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, các hình thức tâm lý trị liệu đem lại kết quả rất tốt cho cả đối tượng người lớn và trẻ em.
Tùy thuộc vào triệu chứng và tình hình thực tế, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng hình thức trị liệu tương ứng hoặc kết hợp nhiều liệu pháp với nhau. Đôi khi song song cùng điều trị cá nhân, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp cặp đôi hoặc nhóm trị liệu. Nhóm trị liệu cho phép các bệnh nhân có trải nghiệm tương tự kết nối và hỗ trợ lẫn nhau.
Ngày nay, các phương pháp điều trị tâm lý được sử dụng trong điều trị PTSD thường thấy là:
- Liệu pháp nhận thức: là phương pháp thông qua trò chuyện để bệnh nhân nhận định đúng và thay đổi ý nghĩ tự hủy hoại của người bệnh.
- Tiếp xúc với điều trị: là một dạng liệu pháp hành vi giúp bệnh nhân hiểu được tình trạng bản thân, tìm cách đối đầu với stress và các triệu chứng khác một cách an toàn.
- Mắt chuyển động (EMDR): đây là liệu pháp tiếp xúc điều trị mở rộng, kết hợp một loạt các hướng dẫn chuyển động mắt qua đó gián tiếp xử lý những ký ức của sang chấn tâm lý trong quá khứ.
- Liệu pháp hành vi nhận thức: Đây là kết hợp hành vi liệu pháp nhận thức nhằm thay thế những niềm tin và hành vi tiêu cực thành tích cực.
- Thuốc men và tâm lý trị liệu có thể giúp đẩy lùi các vấn đề khác liên quan đến trải nghiệm đau thương, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu, hay uống rượu hoặc lạm dụng thuốc.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn