Tam thất còn được biết đến với tên gọi khác là kim bất hoán, nhân sâm tam thất, điền thất, sâm tam thất, tam thất bắc được nhiều người biết đến với công dụng chữa bệnh tuyệt vời.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Công dụng của tam thất
Vậy thực tế tam thất mang lại những giá trị điều trị như thế nào? Dưới đây là công dụng của các bộ phận trên cây tam thất.
Công dụng của nụ Tam thất
Nụ tam thất là dạng hoa non chưa nở có vị ngọt, sau khi thu hoạch nụ tam thất được sấy hoặc phơi khô và chế biến thành thuốc. Hoa tam thất dùng dưới dạng pha trà, mỗi ngày 1-3g, pha vào nước sôi uống như trà đến khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Hoa tam thất rất tốt, có thể uống trà hoa tam thất trong bất cứ lúc nào và ở mọi lứa tuổi, vừa chữa bệnh vừa nâng cao thể trạng.
Nụ tam thất có thể chữa được rất nhiều công dụng khác nhau như bồi bổ hệ thần kinh, giúp ngủ sâu hơn, khắc phục chứng mất ngủ; có thể làm mát và giải nhiệt cơ thể; duy trì huyết áp ở mức độ cân bằng; bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng; giúp thư giãn đầu óc, cải thiện trí nhớ; bổ huyết, cầm máu; đặc biết nụ hoa tam thất còn được biết đến với công dụng phòng ngừa và điều trị tai biến mạch máu não.
Công dụng của củ tam thất
- Củ tam thất có chứa rất nhiều thành phần bổ dưỡng như các acid amin, các chất polyacetylen, panaxatriol…, trong đó phải kể đến saponin nhóm dammaran hàm lượng cao giống như trong nhân sâm. Chính vì vậy tam thất mang lại giá trị rất cao trong y học. dưới đây là một số công dụng của tam thất:
Công dụng của nụ tam thất
- Bổ máu: tam thất được biết đến là vị thuốc bổ máu hàng đầu trong dược liệu,giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, đặc biệt với phụ nữ. Nhất là với phụ nữ hiện đại, khi quá bận rộn với cả khối công việc thì tam thất giúp khí huyết đầy đủ, da sáng, khuôn mặt hồng hào rạng rỡ.
- Loại bỏ tàn nhang: Tam thất có chức năng thanh lọc mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc máu và loại bỏ cặn bã trong thành mạch máu. Các chất cặn bã được đào thải giúp da đẹp hơn, làm mờ các vết thâm nám, giảm nhăn, có tác dụng phòng ngừa rất hiệu quả làn da xấu đi theo thời gian.
- Điều hòa kinh nguyệt: Tam thất chứa thành phần có tác dụng điều chỉnh trục sinh dục dưới, buồng trứng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Chống lão hóa: Saponin và flavonoids có trong tam thất có công dụng chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc trì hoãn lão hóa.
- Bác sĩ tư vấn: Duy trì và chăm sóc tử cung: Tam thất chứa hoạt chất có tác dụng ngăn chặn sự ứ đọng máu, các chất cặn bã trong tử cung, giúp hạn chế và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tử cung như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, phụ nang,… Đây là những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Ngoài ra, tam thất còn được biết đến với công dụng giảm đau bụng kinh, giảm đau do co thắt tử cung.
- Bảo vệ tim mạch và mạch não: Việc duy trì sử dụng tam thất với lưỡng phù hợp mỗi ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho tim mạch và mạch máu não. Vì tam thất giúp làm mềm, giãn mạch máu, ức chế huyết khối, thúc đẩy huyết dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa có hiệu quả và điều trị các bệnh tim mạch vành, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, cholesterol cao, bệnh tim mạch và mạch máu não.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn