Trật khớp vai là tình trạng khá phổ biến có thể xảy ra với mọi đối tượng gây ra nhiều đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy có những nguyên nhân nào gây ra trật khớp vai?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Trật khớp vai và những điều cần biết
Khi bị trật khớp vai phải xử trí ra sao?
Trật khớp vai là gì?
Trật khớp vai là tình trạng phần chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo khiến dây chằng bao quanh khớp và sụn viền bị rách, ngoài ra có thể kèm theo hiện tượng dập, gãy cánh tay. Bệnh lý này rất dễ tái phát nhiều lần, làm hạn chế hoạt động của cánh tay cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây trật khớp vai
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khớp vai bị trật như do chấn thương trong khi đang chơi thể thao, tai nạn xe cộ, té ngã, ngủ không đúng tư thế… Cơ chế của trật khớp vai phổ biến là do phản xạ chống tay hoặc chống khuỷu tay khi ngã, cánh tay dạng hai bên, đưa ra sau và xoay ra phía ngoài. Ngoài ra, tổn thương khớp vai cũng có thể do tai nạn lao động trong quá trình mang vác vật nặng trên tay.
Biểu hiện của trật khớp vai là gì?
Các triệu chứng phổ biến của vai trật khớp bao gồm:
- Đau dữ dội; các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt và làm tăng cường độ đau.
- Biến dạng có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường; phần vai bên trật thường ngắn hơn, có dấu hiệu gù vai.
- Sưng hoặc bầm tím vùng vai – cánh tay;
- Không có khả năng di chuyển khớp;
- Tê, co giật hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, ngón tay.
- Nếu sờ sẽ thấy phần ổ chảo lõm
- Đối với chụp X quang, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh thu được để xác định kiểu trật và xác định xem có dấu hiệu bong sụn phần khớp vai hay không.
Biểu hiện của trật khớp vai là gì?
Những biến chứng của trật khớp vai
Trật khớp vai nếu không được phát hiện và xử trí đúng cách có thể gây ra các biến chứng sau :
- Tổn thương thần kinh
Biến chứng này có thể chiếm đến 15% các trường hợp bị trật khớp và biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ tê liệt nhẹ thần kinh mũ đến liệt nặng thần kinh cánh tay.
- Tổn thương mạch máu
- Bị đau xung quanh vùng khớp vai
Bác sĩ tư vấn: Biến chứng này rất hay gặp ở những người lớn tuổi bị trật khớp vai. Tình trạng đau thường kéo dài dai dẳng, gây khó chịu trong sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Phương pháp điều trị trật khớp vai
Chú ý một số bước xử lý sau đây khi bị trật khớp vai sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ điều trị trật khớp vai hiệu quả.
Hạn chế di chuyển hoặc cử động
Trường hợp trật khớp vai lần đầu
– Tiến hành vô cảm bằng gây mê để nắn phần khớp vai nhẹ nhàng, đồng thời thoa thêm thuốc dãn cơ tại vùng điều trị.
– Điều trị bằng phương pháp Hypocrat: Bệnh nhân được đặt nằm ngửa, bác sĩ sẽ đặt gót chân vào vùng nách, phần chân đặt vào thành ngực rồi tiến hành kéo cánh tay từ từ dạng 20 độ và kèm theo xoay nhẹ tay. Khi nghe thấy tiếng kêu nhẹ là chỏm đã trùng vào vụ trí ổ khớp.
– Nằm bất động bằng phương pháp băng Desault khoảng 3 – 4 tuần. Đối với những bệnh nhân độ tuổi trên 40, thời gian băng sẽ khoảng 2 tuần và sau đó tiếp tục tập luyện vật lý trị liệu phần khớp vai.
Trường hợp trật khớp vai tái phát
– Với bệnh nhân mới tát phát từ 3 – 8 tuần, bác sĩ có thể chỉ định nắn lại theo phương pháp Hypocat, thao tác nhẹ nhàng để tránh tình trạng gãy cổ xương cánh tay
– Sau thời gian 8 tuần, trật khớp vai không thể điều trị bằng cách nắn mà bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật để đặt lại khớp
– Trường hợp tái phát trật khớp vai lặp lại trên 10 lần, quá trình điều trị khá phức tạp và tiến hành chủ yếu dựa vào các phương pháp phẫu thuật, chẳng hạn như phẫu thuật can thiệp phần mềm, phẫu thuật can thiệp phần xương, phẫu thuật phục hồi bao khớp phía trước…Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn