Trẻ em có dễ bị thiếu máu không?

Khi trẻ bị thiếu máu cơ quan tạo máu tăng sinh có thế gây loạn sản, làm cho gan lách, hạch to, tạo ra các tế bào máu giống như trong thời kỳ bào thai.

Trẻ em có dễ bị thiếu máu không?

Trẻ em có dễ bị thiếu máu không?

Dưới đây là nội dung chi tiết về chứng thiếu máu ở trẻ em!

Đặc điểm sự tạo máu qua các giai đoạn

Bác sĩ tư vấn: Cùng với sự hình thành và phát triển thai nhi, quá trình hình thành cơ quan tạo máu và sự tạo máu được cấu tạo từ thời kỳ bào thai rất sớm:

  • Sự tạo máu đầu tiên là tại gan ở vào khoảng tuần lễ thứ 5 của thời kỳ phôi thai. Gan trở thành cơ quan tạo máu chủ yếu của thai nhi sau đó giảm dần và ngừng hẳn khi trẻ ra đời. Tại gan, các loại tế bào máu được tạo thành, song quan trọng nhất là hình thành hồng cầu.
  • Tủy xương được hình thành vào tuần lễ thứ 6 của thời kỳ phôi thai, nhưng phải sang tháng thứ 4-5 của thời kỳ bào thai, khi sự tạo máu ở gan yếu đi, sự tạo máu ở tủy xương tăng dần và trở thành cơ quan tạo máu quan trọng nhất khi trẻ ra đời, lớn lên và trưởng thành.
  • Lách bắt đầu tham gia tạo máu từ tháng thứ 3-4 của thai kỳ, lách sản sinh chủ yếu là tế bào lympho và một phần hồng cầu.
  • Hạch lympho và một phần tuyến ức cũng tham gia tạo máu vào tháng thứ 5-6 của thời kỳ bào thai

Sau khi sinh, tủy xương là cơ quan chủ yếu sản sinh ra các tế bào máu, hoạt động tạo máu của các cơ quan trong thời kỳ bào thai ngưng lại. Ở trẻ nhỏ, tất cả các tủy xương đều có khả năng tạo tế bào máu. Ở trẻ lớn và người trường thành sự tạo máu chủ yếu ở các xương dẹt và một phần ở đầu xương dài, do phần tủy xương dài lúc này bị mỡ hóa

Sự tạo máu ở trẻ em diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn, tuy nhiên lại không ổn định nên trẻ cũng dễ bị thiếu máu. Khi bị thiếu máu cơ quan tạo máu tăng sinh có thế gây loạn sản, làm cho gan lách, hạch to, tạo ra các tế bào máu giống như trong thời kỳ bào thai.

Đặc điểm sự tạo máu qua các giai đoạn

Đặc điểm sự tạo máu qua các giai đoạn

Vấn đề thiếu máu ở trẻ em                                                  

Trẻ mới sinh có số lượng hồng cầu trong máu rất cao 4,5 – 6,0.1012/L. Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ số lượng hồng cầu giảm nhanh do nhiều hồng cầu bị vỡ trong khi khả năng xử lý các sản phẩm từ hồng cầu vỡ là bilirubin của gan lách còn kẽm nên biểu hiện ra ngoài là hiện tượng vàng da sinh lý

Trẻ từ dưới 1 tuổi là thời điểm trẻ lớn nhanh, nhu cầu tạo máu cao song thường dễ bị thiếu các yếu tố tạo máu như sắt, do đó sự tạo máu thường bị thiếu. Và vì là đặc điểm chung nên hiện tượng này được gọi là thiếu máu sinh lý.

So với người lớn thì nhìn chung trẻ có tỷ lệ máu cao hơn, lượng máu chiếm khoảng 14% trọng lượng  cơ thể, trong khi tỷ lệ này ở người lớn là 7-8%.

Thiếu máu thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra sớm hơn từ tháng thứ 2-3 ở trẻ đẻ non, trẻ sinh đôi, nhận biết trẻ thiếu máu thông qua các dấu hiệu:

  • Da xanh, niêm mạc nhợt từ từ.
  • Mệt mỏi, ít hoạt động.
  • Trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng, hay bị rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
  • Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt, móng bẹt dễ gãy thì ít gặp ở trẻ em.

Để khẳng định thiếu máu các xét nghiệm máu được thực hiện, chỉ số về số lượng hồng cầu, hemoglobin có vai trò quan trọng trong đánh giá thiếu máu.

Để phòng thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay từ khi còn là bào thai bằng cách bổ sung chế độ ăn giàu sắt và viên uống bổ sung sắt nếu cần. Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, ăn dặm đúng thời điểm, nuôi dưỡng đủ chất. Với trẻ lớn trên 2 tuổi cần chú ý tẩy giun định kỳ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn