Sản dịch sau sinh cần được đào thải hết ra ngoài cơ thể tạo điều kiện thuận lợi cho tử cung co hồi và hồi phục tốt. Tình trạng bế sản dịch chính là một trường hợp bệnh lý nguy hiểm của sản phụ cần được điều trị kịp thời.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Bế sản dịch sau sinh và những lưu ý
Bài viết sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc rõ hơn về bệnh lý này.
Bế sản dịch là gì?
Bác sĩ tư vấn: Sản dịch chính là màng ối, niêm mạc tử cung, cổ tử cung, dịch còn sót lại sau quá trình sinh nở. Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch không thoát được ra ngoài được bị ứ đọng lại trong buồng tử cung. Sản dịch bị ứ lại trong buồng tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dễ gây nhiễm khuẩn sau sinh.
Dấu hiệu nhận biết bế sản dịch
Bình thường sản dịch sau khi sinh sẽ thoát ra ngoài, có sản phụ vài ngày là sẽ hết những có người phải hàng tháng mới hết được sản dịch. Sản dịch ra sau sinh là điều bình thường, quá trình này gọi là quá trình hậu sản.
Sản dịch có đặc điểm máu đỏ tươi những ngày đầu, sau đó lượng máu ít dần và chuyển thành màu hồng, màu nâu. Đến khoảng ngày thứ 10 dịch sẽ không còn màu đỏ nữa, dịch lúc này không màu hoặc màu hơi vàng.
Bế sản dịch được nhận biết là sau khi sinh không thấy có máu đỏ chảy ra, hoặc máu ra một vài ngày đã hết thì phải nghĩ ngay tới bế sản dịch. Sản dịch chảy ra có mùi hôi hoặc đang màu hồng lại đỏ trở lại cần nghĩ tới nhiễm trùng hậu sản hoặt sót rau.
Những biện pháp phòng tránh bế sản dịch sau sinh
- Vận động và nghỉ ngơi hợp lý
Sản phụ sau khi sinh cần được nghỉ ngơi hợp lý tại giường để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Song song với việc nghỉ ngơi sản phụ cần được vận động phù hợp với thể trạng. Sau khi sinh, đối với sản phụ sinh thường có thể đi lại vận động nhẹ nhàng ngay để cho sản dịch có thể dễ dàng thoát ra ngoài. Đối với sản phụ sinh mổ thì trong vòng 24 giờ đầu cần phải vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, kích thích cho việc tiêu hóa diễn ra bình thường sau gây mê, gây tê.
Những biện pháp phòng tránh bế sản dịch sau sinh
Vận động ngay sau sinh là biện pháp hiệu quả giúp cho việc lưu thông khí huyết, sản dịch được thoát ra ngoài dễ hơn. Vận động được đề cập ở đây là đi bộ nhẹ nhàng tránh các vận động mạnh như chạy nhảy, vác vật nặng, leo chạy cầu thang. Hồi phục sau sinh diễn tiến tốt đối với những sản phụ vận động sớm.
- Vệ sinh sạch sẽ
Sau khi sinh máu, dịch tiết nhiều là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Đây là giai đoạn tử cung hồi phục sau quá trình mang thai nên cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục để tránh vi khuẩn xâm nhập. Những ngày đầu sau sinh, sản dịch ra nhiều nên cần thay băng vệ sinh thường xuyên và rửa bằng nước muối ấm, nếu có vết khâu tầng sinh môn thì cần được sát trùng. Sau mỗi lần lau rửa vết khâu cần được lau khô, giữ sạch. Khuyến cáo nên thay băng vệ sinh 3 giờ 1 lần và phải dùng nước ấm, có thể pha loãng dung dịch sát khuẩn để rửa.
- Cho trẻ bú ngay sau sinh
Sau khi sinh có thể cho trẻ bú ngay để tăng kích thích vào tử cung giảm nguy cơ bế sản dịch và băng huyết tử cung. Cho trẻ bú sớm còn có tác dụng sữa nhanh về hơn, trẻ được hưởng nguồn sữa non bổ dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ. Đối với mẹ sinh mổ cũng vậy, ngay sau khi tỉnh có thể cho trẻ bú ngay để giảm nguy cơ bế sản dịch bởi sinh mổ nguy cơ bế sản dịch cao hơn người sinh thường. Nhiều quan niệm cho rằng sinh mổ không nên cho bé bú luôn vì sợ ảnh hưởng của thuốc mê, thuốc gây tê nhưng đó là quan niệm sai lầm.
- Những sai lầm cần lưu ý
Sau sinh không nên nằm hai chân gác lên nhau vì sẽ khiến cho sản dịch khó thoát ra ngoài. Không nên buộc bụng quá chặt vì khiến cho khả năng hồi phụ ổ bụng và chức năng của cơ quan sinh sản.
Không nên dùng bồn tắm trong vòng 2 tháng sau sinh vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục. Nên thay băng vệ sinh thường xuyên không đợi thấm hết băng mới thay.
Sau khi sinh nếu thấy có hiện tượng không thấy máu chảy ra, đau bụng, bụng gồng cứng, sốt, hoặc sản dịch ra có mùi cần đi khám ngay để được điều trị sớm tránh những hậu quả đáng tiếc.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn