Các bệnh về tim mạch đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Trong đó có bệnh lý rối loạn nhịp tim. Bên cạnh chế độ dùng thuốc, chế độ tập luyện thì việc nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị rối loạn nhịp tim đang là nỗi băn khoăn của nhiều người.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Lưu ý về chế độ ăn cho bệnh nhân rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là gì?
Chứng loạn nhịp tim xảy ra khi các xung động điện trong tim không hoạt động bình thường. Chứng loạn nhịp được đặt tên và phân loại dựa trên:
- Tần số: quá nhanh (nhịp tim nhanh), quá chậm (nhịp tim chậm);
- Vị trí (trong tâm thất hay tâm nhĩ);
- Mức độ thường xuyên.
Rối loạn nhịp tim có thể không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra các triệu chứng như: hơi thở ngắn, cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác tim đập nhanh hoặc không đều,… Tuy nhiên nhiều trường hợp rối loạn nhịp có thể đe doạ tính mạng của người bệnh và khiến người bệnh phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn nhịp
Bác sĩ tư vấn: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gặp ở cả hai giới, tuy nhiên theo các nghiên cứu thống kê thì bệnh lý rối loạn nhịp gặp nhiều hơn ở các đối tượng sau:
- Tuổi trên 60
- Người bệnh tăng huyết áp
- Bệnh động mạch vành
- Suy tim
- Bệnh lý van tim
- Tiền sử phẫu thuật tim mở
- Ngừng thở khi ngủ
- Bệnh lý tuyến giáp
- Đái tháo đường
- Bệnh phổi mạn tính
- Lạm dụng rượu hoặc sử dụng chất kích thích
Đối tượng nào có nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn nhịp
Rối loạn nhịp tim nên ăn gì?
- Nên tăng cường ăn thật nhiều các loại trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, củ, quả, và thịt gia cầm bỏ da, đậu và các sản phẩm ít chứa các chất béo như: Phô mai gầy, uống sữa tách béo, ăn sữa chua ít béo..
- Sử dụng các món hấp, luộc.
- Sử dụng nhiều ngũ cốc, đậu và trái cây có chỉ số tinh bột thấp để giảm nhịp tim như: Bánh mỳ, yến mạch, đậu xanh, đậu tương, khoai lang, cần tây, đậu đũa…
- Tăng cường bổ sung protein từ các loại thịt trắng như thịt gà, cá hoặc protein có nguồn gốc thực vật.
- Đồng thời, trong chế độ ăn này cũng khuyến khích bệnh nhân nên cắt giảm lượng muối, mỗi ngày bệnh nhân không nên ăn quá 1.5g – 2.3g muối và đặc biệt phải hạn chế các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn như là thịt hộp, hay đồ ăn nhanh, thịt muối…
Rối loạn nhịp tim không nên ăn gì?
- Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, và cholesterol như là lòng đỏ trứng, hay các loại thịt đỏ. Nên ăn cắt giảm lượng muối và lượng đường.
- Đồ uống có cồn như bia, rượu…
- Các loại thịt đỏ có chứa nhiều protein như thịt bò…
- Chế độ ăn nhiều muối, nhiều đường
- Các thức ăn chế biến theo kiểu chiên, xào, rán…
Cách phòng tránh rối loạn nhịp tim
Các cách giúp chúng ta phòng tránh bệnh rối loạn nhịp tim như sau:
- Về chế độ luyện tập hàng ngày: Bạn có thể thường xuyên luyện tập một số bộ môn thể thao yêu thích, và quan trọng hơn là phải phù hợp với sức khỏe, tốt nhất là nên duy trì từ 30 – 45 phút mỗi ngày, ở mức độ đều đặn thường xuyên.
- Thay đổi lối sống thường ngày: Dừng việc hút thuốc và tránh xa môi trường có chứa nhiều khói thuốc. Chế độ ăn khoa học, duy trì cân nặng ổn định.
- Khi nhịp tim tăng nhanh hoặc có cảm giác khó chịu ở ngực, chếnh choáng,… nên ngồi nghỉ ngay tại chỗ, tìm người hỗ trợ và đừng quên việc đến khám và tư vấn chuyên khoa tim mạch khi triệu chứng đó khiến bạn thực sự khó chịu và bị lặp lại nhiều lần.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Học một số phương pháp giúp cho kiểm soát hơi thở và cả nhịp tim như hít sâu thở chậm sẽ giúp cho việc ổn định lại nhịp tim.
- Hạn chế tối đa dùng các chất kích thích với tim như là: Cà phê, rượu, bia.
- Tránh gặp căng thẳng, và nhớ bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Điều trị tốt các bệnh lý có liên quan như là: Bệnh xơ vữa mạch, bệnh mỡ máu cao, hay là bệnh mạch vành, bệnh van tim, hoặc bệnh tuyến giáp…
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn