Cường giáp là một bệnh mà tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormon và biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp là biến chứng về tim mạch.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp
Nhận biết các triệu chứng của cường giáp
Bệnh cường giáp gặp ở nữ nhiều hơn nam và rất ít trường hợp bệnh ở trẻ em dưới 10 tuổi. Triệu chứng của bệnh cường giáp bao gồm:
- Bướu giáp lớn có thể có một hoặc nhiều nhân
- Rối loạn điều hòa thân nhiệt: sợ nóng, tay ẩm ướt và khát nhiều, hay bị sốt nhẹ, da nóng ẩm,…
- Gầy sút nhanh: ăn bình thường hoặc ăn nhiều hơn bình thường, một số trường hợp có thể tăng cân nhưng ở người trẻ.
- Teo cơ, yếu cơ, ngồi xổm đứng dậy khó
- Bệnh nhân có thể gặp giả liệt chu kỳ hai chân
- Một số triệu chứng khác có thể gặp như tiêu chảy, tính khí thất thường, bồn chồn lo lắng, dễ cáu gắt, đỏ mặt từng lúc, run ở đầu ngón tay, toát mồ hôi
- Biểu hiện ở tim: rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, suy tim.
- Biếu hiện ở mắt: chói mắt, chảy nước mặt, cảm giác cộm mắt, nóng rát mắt, phù quanh mắt, song thị, nhìn lên và liếc ngang khó
Biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp
- Hội chứng suy tim: tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormon làm tim co bóp mạnh và nhanh hơn, khi đó các tế bào cơ tim khỏe mạnh và được cũng cấp đủ oxy sẽ đáp ứng được nhưng tình trạng này kéo dài thì cường giáp sẽ dẫn tới suy tim do tim không đáp ứng được nhu cầu tăng cung lượng tim. Suy tim do bệnh cường giáp khác với suy tim bình thường là màu bơm từ tim ra cao hơn bình thường- tăng cung lượng ở giai đoạn đầu nhưng tới giai đoạn cuối cung lượng tim cũng sẽ giảm.
- Tăng huyết áp: các bệnh nhân cường giáp sẽ gặp tăng huyết áp tối đa còn huyết áp tối thiểu vẫn bình thường. Tăng huyết áp này hiếm khi cần điều trị nhưng nếu kéo dài cũng cần đề phòng vì tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch.
Biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp
- Hội chứng suy động mạch vành: tim đập nhanh và mạnh kéo dài gây nên tình trạng các tế bào cơ tim phì đại, chủ yếu là tâm thất trái và nhu cầu oxy của cơ tim tăng cao. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các cơn đau ngực ở bệnh nhân cường giáp hiếm khi chuyển thành nhồi máu cơ tim và chỉ cần khỏi bệnh cường giáp thì cũng sẽ hết triệu chứng đau ngực.
- Rối loạn nhịp tim: dấu hiệu nhịp tim nhanh là dấu hiệ của bệnh cường giáp nhưng có khoảng 20% số bệnh nhân bị biến chứng loạn nhịp tim mà thường gặp nhất là rung nhĩ. Biểu hiện thường thấy là hồi hộp, đau ngực, đánh trống ngực, ngất, hình thành những cục máu đông gây tai biến.
- Tất cả các biến chứng tim mạch của bệnh cường giáp đều có mối liên quan lẫn nhau góp phần làm nặng thêm triệu chứng của bệnh.
Cường giáp có điều trị được không?
Bác sĩ tư vấn: Điều trị bệnh cường giáp khá khả quan tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp dễ tái phát. Điều trị bệnh nhân cường giáp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, tình trạng kinh tế của bệnh nhân, tình trạng bệnh. Điều trị nội khoa, ngoại khoa và xạ trị đều có tác dụng trên từng trường hợp và dựa theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị khỏi cường giáp là phương pháp đầu tiên để điều trị các biến chứng tim mạch trên bệnh nhân cường giáp. Tùy theo bệnh nhân mắc bệnh cường giáp trong thời gian bao lâu và bệnh nhân mắc biến chứng tim mạch nặng hay nhẹ mà có những phương pháp điều trị cụ thể. Có nhiều bệnh nhân thấy tình trạng điều trị bệnh đã đỡ, người khỏe hơn thì tự ý dừng điều trị hoặc điều trị không đều. Vậy nên để điều trị triệt để cần tuân thủ lịch trình của bác sĩ nội tiết và bác sĩ tim mạch.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn