Phòng chống và đối phó với rối loạn lưỡng cực

Việc phòng chống rối loạn lưỡng cực là hết sức khó khăn bởi không có các nào chắc chắn phòng được bệnh. Ngày nay, các bác sĩ tâm thần có xu hướng điều trị sớm các rối loạn sức khoẻ tâm thần…

Phòng chống và đối phó với rối loạn lưỡng cực

Phòng chống và đối phó với rối loạn lưỡng cực

Khái niệm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là những giai đoạn có tính chất lặp lại (ít nhất 2 lần) trong các mức độ khí sắc đối lập, trạng thái hưng cảm và trầm cảm xen kẽ, và gây rối loạn đáng kể các hoạt động của người bệnh.

Ngày nay, các nhà tâm thần học có khuynh hướng thu hẹp khái niệm bệnh theo những tiêu chuẩn chặt chẽ kể sau:

– Các đợt hưng cảm và trầm cảm mang tính tự phát, không có nguyên nhân khởi phát, chiếm vị trí trung tâm trong bệnh cảnh, thời gian từng đợt có thể dài ngắn khác nhau nhưng luôn có giới hạn rõ rệt.

– Các trạng thái bệnh lý kể trên không phải do các dị tật tâm thần tuy chúng có tính chất tái đi tái lại. Giữa các cơn có giai đoạn thuyên giảm, bệnh nhân có thể biểu hiện gần như bình thường.

– Hai trạng thái hưng cảm và trầm cảm thường diễn ra xen kẽ nhau nhưng cũng có thể không xen kẽ nhau.

– Biểu hiện nổi bật hàng đầu của bệnh là sự rối loạn khí sắc. Các đợt rối loạn có giới hạn thời gian rõ rệt, không do nguyên nhân thực thể và không có triệu chứng của rối loạn phân liệt.

Phòng chống

Bác sĩ tư vấn: Việc phòng chống rối loạn lưỡng cực là hết sức khó khăn bởi không có các nào chắc chắn phòng được bệnh. Ngày nay, các bác sĩ tâm thần có xu hướng điều trị sớm các rối loạn sức khoẻ tâm thần nhằm ngăn ngừa rối loạn lưỡng cực, đồng thời phòng tránh một số bệnh lý tâm thần khác.

Phòng chống

Phòng chống

Khi đã chẩn đoán xác định chẩn đoán rối loạn lưỡng cực, bác sĩ điều trị sẽ đưa ra một số chiến lược giúp ngăn chặn bệnh tiến triển từ các cơn rối loạn cảm xúc nhỏ thành các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm toàn diện:

  1. Cung cấp thông tin và triệu chứng bệnh cho người chăm sóc: nhờ đó, người chăm sóc có thể chú ý tới các dấu hiệu cảnh báo và ngăn chặn các đợt bệnh trở nên tệ hơn. Người chăm sóc hoặc bản thân người bệnh có thể báo với bác sĩ khi cảm thấy mình đang bắt đầu một cơn trầm cảm hoặc hưng cảm nhờ vào các thông tin được cung cấp này. Biện pháp này tốt nhất nên có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết, những người có khả năng cảnh báo về bệnh cho bệnh nhân.
  2. Cai nghiện thuốc lá và rượu: một số người bệnh cảm thấy tốt hơn khi dùng thuốc là và rượu trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này làm cho khả năng triệu chứng khởi phát và nặng nề hơn.
  3. Tuân thủ điều trị: dùng thuốc đúng chỉ dẫn và đến các cuộc hẹn trị liệu tâm lý. Một số thuốc có tác dụng phụ khiến bệnh nhân không hài lòng, khiến bệnh nhân có thể tự ý dừng điều trị khi triệu chứng đỡ hơn. Thông thường, việc này ngay lập tức gây ra hậu quả. Người bệnh có thể biểu hiện rất chán nản, thậm chí hình thành ý tưởng hành vị tự sát, hoặc ngược lại khởi phát nên một giai đoạn hưng cảm hay hưng cảm nhẹ. Bởi vậy, không được pháp tự ý dừng thuốc, nếu có ý định dừng hoặc đổi thuốc, hãy gọi bác sĩ.
  4. Thực hiện test trước khi sử dụng thuốc: Hãy liên hệ bác sĩ đang điều trị rối loạn lưỡng cực để tham khảo trước khi sử dụng thuốc khác để điều trị các bệnh cơ thể. Một số thuốc có nguy cơ kích hoạt cơn rối loạn lưỡng cực hoặc có thể có phản ứng chéo với các thuốc đã dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực.

Đối phó và hỗ trợ

Có thể nói việc đối phó với rối loạn lưỡng cực là một thử thách lớn. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  1. Tìm hiểu thông tin về rối loạn lưỡng cực.
  2. Tham gia một nhóm hỗ trợ: những người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân để được chia sẻ và có thêm động lực, kinh nghiệm đối phó với bệnh.
  3. Tập trung vào mục tiêu điều trị.
  4. Tìm các hoạt động có thể khiến bạn cảm giác khỏe mạnh hơn. Ví dụ như hình thành các sở thích, tập thể thao, các hoạt động giải trí.
  5. Tập luyện các phương pháp thư giãn và quản lý căng thẳng. Ví dụ: Yoga, thiền định, tập thở hoặc bất kỳ kỹ thuật thư giãn khác có ích.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn