Một trong những nguy cơ mà các bé sơ sinh phải đối mặt đó là tình trạng trẻ hít ối phân su hay còn gọi là hội chứng hít ối phân su (viết tắt là MAS). Vậy hội chứng phân su là gì?
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Tìm hiểu về hội chứng hít ối phân su (MAS)
Nếu trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng này thì nguy cơ suy hô hấp cấp trước, trong và ngay cả sau khi sinh là rất lớn.
Hít ối phân su là gì?
Bác sĩ tư vấn: Đây là tình trạng bé hít phải hỗn hợp phân su và nước ối xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở một phần hay hoàn toàn khiến sự trao đổi chất ở phổi bị rối loạn. Mức độ nặng hay nhẹ của MAS tùy thuộc vào lượng ối phân su mà trẻ hít vào, càng nhiều càng nghiêm trọng, có thể gây ra suy hô hấp nặng.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh hít ối phân su
- Bé chào đời với tầm vóc to, cơ thể và khoang miệng phủ đầy phân su.
- Kèm theo đó là các biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, khó thở, co thể tím tái hoặc thậm chí là ngưng thở và nhịp tim rất chậm.
- Xquang phổi thấy hình ảnh các hạt đậm, bờ không rõ tập trung nhiều quanh rốn phổi.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng hít ối phân su
BLý do của tình trạng này là vì thông thường thai nhi thường tống xuất phân su trong tử cung hay trong quá trình sinh. Nhưng vì do một số nguyên nhân như chuyển dạ sinh khó, thai nhi nhiễm trùng, dây rốn bị chèn ép… nên thai bị thiếu oxy, tăng hoạt động ruột dẫn đến giãn cơ vòng hậu môn và dẫn đến hiện tượng tống xuất phân su vào dịch ối quanh thai. Lúc này khi thai nhi thở trong tử cung hay lúc vừa mới sinh sẽ hít phải ối phân su vào trong phổi
Yếu tố nguy cơ:
- Sinh khó
- Thai già tháng (> 41 tuần)
- Mẹ bị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính…
- Dây rốn bị chèn ép
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng hít ối phân su
Cách điều trị khi trẻ sơ sinh hít ối phân su
Khi sinh ra, phân su có thể được nhìn thấy và có thể xác định phân su ở dây thanh bằng cách sử dụng kính soi thanh quản. Chụp X-quang ngực sẽ giúp phát hiện tình trạng viêm hay tỷ lệ chất lỏng trong phổi, tuy nhiên bất cứ đứa trẻ nào mắc phải hội chứng MAS ngay cả những bé có biểu hiện lâm sàng tốt cũng cần phải được theo dõi sát sao trong 24 giờ đầu. Vì có thể sau đó tình trạng này sẽ thay đổi nghiêm trọng hơn.
Trẻ sẽ được hút sạch dịch ối phân su hầu họng hoặc qua nội khí quản và theo dõi nhịp tim, nhịp thở, oxy trong máu. Trong trường hợp nặng, bé sẽ phải thở oxy hoặc thở máy; tiến hành liệu pháp thay thế surfactant, điều trị cao áp phổi; vật lý trị liệu hô hấp.
Trong suốt thời gian điều trị, trẻ cần đươc chăm sóc đặc biệt để phòng ngừa các trường hợp tràn khí màng phổi, bị nhiễm trùng, khả năng thở có tiến triển tích cực hay không… Từ đó có biệp pháp can thiệp kịp thời.
Phòng ngừa trẻ sơ sinh hít ối phân su
Các bà mẹ cần lưu ý nếu như trong quá trình mang thai, đặc biệt là ở những tuần cuối của thai kỳ khi thấy xuất hiện nước ối có màu xanh thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Và lời khuyên tốt nhất để có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh là các chị em nên thăm khám sức khỏe định kỳ. Khi đó bác sĩ dễ dàng theo dõi được cả sức khỏe của mẹ và bé, những bất thường về nhịp tim của thai nhi, khả năng suy thai, dây rốn như thế nào… Từ đó có biện pháp can thiệp và hỗ trợ kịp thời, để khắc phục mọi vấn đề mà mẹ bầu gặp phải.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn