Hạ canxi máu, hay còn gọi là hạ canxi đường huyết là tình trạng nồng độ canxi máu có giá trị thấp hơn giới hạn bình thường. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng hạ canxi máu?
- Bác sĩ chỉ ra những nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp gối ở trẻ em
- Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của nang thận là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh hạ canxi máu
Nguyên nhân hạ canxi máu là gì?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn những nguyên nhân gây nên tình trạng hạ canxi máu, cụ thể như sau:
Phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ cần nhu cầu canxi cao hơn nam giới, đặc biệt là từ tuổi trung niên. Việc đáp ứng nhu cầu canxi hết sức quan trọng khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh.
Trong thời kỳ mãn kinh, sự suy giảm hormone estrogen khiến xương của phụ nữ mỏng đi nhanh hơn và làm giảm lượng canxi. Nếu không được bổ sung canxi đầy đủ, phụ nữ có nguy cơ loãng xương ở giai đoạn này.
Rối loạn hormone tuyến cận giáp
Suy tuyến cận giáp cũng có thể gây ra hạ canxi. Tình trạng này khiến cơ thể không sản xuất đủ hormone tuyến cận giáp – hormone kiểm soát lượng canxi máu.
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân của tình trạng hạ canxi là:
- Suy dinh dưỡng: cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng cũng như không thể hấp thụ các vitamin và khoáng chất cần thiết từ thực phẩm.
- Thiếu hụt lượng vitamin D, khiến việc hấp thụ canxi khó khăn hơn.
- Do thuốc, chẳng hạn như phenytoin, phenobarbital, rifampin, corticosteroid và các loại thuốc được sử dụng để điều trị tăng canxi máu.
- Viêm tụy cấp.
- Tăng phosphat huyết.
- Sốc nhiễm trùng.
- Suy thận.
Sự thiếu hụt canxi có thể không tạo ra các triệu chứng ngay. Vì cơ thể sẽ duy trì mức canxi bằng cách lấy canxi từ xương. Vì vậy khi hạ canxi trong thời gian dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng.
Dấu hiệu và triệu chứng của hạ canxi máu như thế nào?
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Nam Định chia sẻ thiếu canxi giai đoạn đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ phát triển khi tình trạng tiến triển.
Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ canxi máu bao gồm:
- Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ;
- Co cứng cơ bắp;
- Tê và ngứa ran ở tay, chân và mặt;
- Phiền muộn;
- Ảo giác;
- Vọp bẻ;
- Móng tay giòn và yếu;
- Dễ gãy xương.
Sự thiếu hụt canxi có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến móng tay yếu, tóc mọc chậm hơn và làn da mỏng.
Làm thế nào để phòng ngừa triệu chứng hạ canxi máu?
Bác sĩ tư vấn, mọi người có thể phòng ngừa các triệu chứng hạ canxi máu bằng cách bổ sung canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày như sau:
Bổ sung vitamin D cho cơ thể
Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi vào máu. Để tăng lượng canxi, bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn hàng ngày. Ví dụ như các thực phẩm:
- Cá hồi, cá ngừ.
- Nước cam.
- Thực phẩm từ trứng.
- Thực phẩm từ sữa.
Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D dồi dào cho cơ thể. Vì vậy việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời cũng có thể giúp tăng cường vitamin D.
Thay đổi lối sống
Ngoài việc duy trì mức canxi và vitamin D, bạn cũng có thể thay đổi lối sống để tăng cường sức khỏe của xương. Chẳng hạn là:
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
- Tập thể dục thường xuyên, nhưng ở mức độ vừa phải.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá và uống rượu, bia.
Canxi cũng đóng một vai trò quan trọng trong giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và co rút cơ bắp. Vì vậy, sự thiếu hụt canxi có thể gây ra co giật ở những người khỏe mạnh. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị một cách hiệu quả nhất nếu cảm thấy có những dấu hiệu của bệnh nhé.