Bệnh tiểu đường thường xảy ra ở những người ở tuổi trung niên, là loại bệnh thường gặp phải nhất. Vậy chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường như thế nào?
Quan niệm sai lầm về chế độ ăn kiêng dành cho người tiểu đường
Một quan niệm sai lầm mà mọi người vẫn hay nghĩ về chế độ ăn uống đối với người bị bệnh tiểu đường đó là không nhất thiết phải hạn chế lượng bột đường mà chỉ cần kiểm soát chúng. Trên thực tế, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh tiểu đường, bạn sẽ phải ăn chất bột đường để bù đắp các ảnh hưởng tiềm ẩn nguy hiểm như lượng đường trong máu thấp.
Bằng cách bắt đầu một chế độ ăn kiêng, bạn không nhất thiết phải cắt giảm lượng chất bột đường. Bạn chỉ cần thay đổi loại chất bột đường mà bạn đang ăn. Nên thay thế chất bột đường nguyên chất như ngũ cốc, đồ tráng miệng và đồ uống có đường bằng các loại chất bột đường nguyên chất và phức hợp. Cũng nên kiểm soát số lần ngồi làm việc một chỗ của bạn để giữ mức đường trong máu ổn định nhất có thể.
Bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường
Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết: Các chế độ ăn uống có sự kiểm soát chất bột đường cũng sẽ rất tuyệt vời đối với bất cứ ai đang tìm kiếm những sự lựa chọn tốt cho sức khỏe, bởi vì bạn đang bổ sung nhiều thực phẩm bổ dưỡng và theo dõi các khẩu phần ăn. Dưới đây là 5 hướng dẫn bạn cần phải làm để bắt đầu kế hoạch ăn uống ngay lập tức:
Ăn liên tục: Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ đối với những người vừa mới được chuẩn đoán bệnh, nhưng điều đơn giản nhất bạn có thể làm là dừng ngay việc bỏ bữa. Không ăn trong một thời gian dài không phải là một ý tưởng tốt. Theo thời gian, nó có thể làm chậm sự trao đổi chất. Với người bệnh tiểu đường hay tiền tiểu đường, bỏ bữa ăn có thể dẫn đến sự mất cân bằng và tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu, do đó cứ 3–4 giờ nên ăn một bữa nhé.
Tăng các loại rau của quả khi ăn: Thay vì cứ mãi suy nghĩ về những gì mình không thể ăn thì hãy tập trung nhiều hơn vào những loại thực phẩm bạn có thể ăn. Bạn hãy ăn thoải mái chất bột đường lành mạnh chứa nhiều chất xơ trong các loại thực phẩm, ví dụ như các loại rau, cà chua, cà rốt, cần tây, dưa leo, nấm, hành, tỏi, củ cải đường, các loại đậu, 100% ngũ cốc nguyên hạt… Ngoài ra còn có các loại trái cây, các sản phẩm làm từ sữa ít chất béo (không ngọt) và các loại rau củ với hàm lượng vừa phải như khoai tây, bí ngô, bí xanh và bắp…
Dùng bữa ăn nhẹ: Cùng thực hiện một bữa ăn nhẹ kết hợp với chất xơ và đạm không mỡ như một trái táo với phô mai ít béo hay một ít bơ đậu phộng trên một miếng bánh mì nướng… Ăn chất xơ và đạm cùng nhau sẽ làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thụ chất bột đường, tạo nên sự gia tăng dần dần lượng đường trong máu. Mặc dù bệnh tiểu đường và tiểu đường tuýp 2 thường không có biến chứng đột ngột, nhưng bạn vẫn nên giữ một chút đồ ăn nhẹ đề phòng đường huyết tăng – giảm đột ngột.
Loại bỏ chất đạm, có mỡ: Theo các giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng: Hai thực phẩm chính trong chế độ ăn kiêng đối với người bệnh tiểu đường bao gồm đạm động vật (cá, gà, thịt bò) và đạm thực vật (đậu, hạt, đậu hũ). Vì có sự liên quan giữa bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường tuýp 2, vì vậy việc cắt giảm các loại thịt màu đỏ, thực phẩm chiên dầu và các món ăn từ sữa có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và góp phần vào việc giảm cân. Thêm vào đó, nó sẽ hạn chế lượng muối ăn vào, một thành phần quan trọng trong quản lý bệnh tiểu đường và sức khỏe tim mạch.
Loại bỏ đồ uống có đường trong khẩu phần ăn: Nguồn cung cấp cơ bản nhất của các loại chất bột đường thông thường là đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước ép tươi, đồ uống có cồn và các chất kích thích như cà phê. Vì thế, bạn cần ngưng uống những loại thức uống có đường khi bạn được chuẩn đoán mắc bệnh tiền tiểu đường. Do chúng tiêu hóa và hấp thu nhanh, nên chỉ 15 phút sau khi uống, lượng đường trong máu sẽ tăng cao.
Thêm vào đó, bác sĩ tư vấn cắt giảm đồ uống chứa đường có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cân và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính nói chung