Viêm khớp gối ở trẻ em là bệnh tương đối nguy hiểm, có thể gây tàn phế nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh viêm khớp gối ở trẻ em là gì?
- Tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của nang thận là gì?
- Tại sao lại dẫn đến thiếu máu trong suy thận mãn tính?
Viêm khớp gối trẻ em là gì?
Bác sĩ tư vấn, viêm khớp gối ở trẻ em là khái niệm để chỉ tình trạng khớp đầu gối bị tổn thương. Phần xương sụn ở đầu xương của trẻ bị mòn đi, trở nên thô ráp. Khi trẻ hoạt động, các khớp xương cọ xát vào nhau gây ra đau đớn. Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em đặc trưng bởi những triệu chứng sau:
- Trẻ cảm thấy đau nhức đầu gối, lan rộng sang bắp chân, đùi.
- Cơn đau âm ỉ trong vài phút, thậm chí kéo dài 1 ngày.
- Vùng xung quanh khớp đầu gối sưng đỏ lên.
- Khi trẻ vận động, cơn đau nhức dữ dội hơn.
- Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn và không muốn chơi đùa.
- Trẻ đứng khập khiễng, đi không vững.
- Nhiều trẻ bị sốt cao kéo dài.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp ở trẻ em là gì?
Các Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em ra thành 2 nhóm:
Nguyên nhân sinh lý
Đây là nhóm nguyên nhân xuất phát từ những thói quen hoặc chấn thương bất ngờ. Trẻ bị viêm khớp đầu gối là do:
- Rối loạn hệ thống miễn dịch khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
- Trẻ bị chấn thương vùng đầu gối khá nghiêm trọng. Tuy nhiên bố mẹ xử lý sai cách làm xương khớp yếu đi, dễ bị tổn thương.
- Trẻ thừa cân, béo phì làm cho khớp gối chịu áp lực nặng, suy yếu đi. Khi đó, Những yếu tố bên ngoài tấn công dễ dàng tấn công gây tổn thương.
- Nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng bệnh viêm khớp ở trẻ có thể do di truyền từ gia đình .
- Trật khớp xương bánh chè khi bị tai nạn, chấn thương, va đập.
- Chấn thương phần mềm như nứt khớp, giãn dây chằng ở đầu gối.
Nguyên nhân bệnh lý
Nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm dẫn đến viêm khớp gối ở trẻ em chính là từ các bệnh lý xương khớp. Cụ thể như:
- Nhiễm trùng: Đầu gối trẻ bị nhiễm trùng gây đau nhức, sưng viêm và dẫn đến bệnh đau khớp gối.
- Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này xảy ra ở trẻ 6 tháng – 16 tuổi, gây ra đau nhức, sưng phù và nóng rát khớp gối.
- Viêm bao hoạt dịch: Tình trạng bao hoạt dịch bảo vệ ổ khớp bị viêm nhiễm do chấn thương, vận động quá sức.
- Viêm xương khớp: Tình trạng xương dưới màng cứng bị hoại tử, ảnh hưởng đến xương chũm ở khớp gối. Khi đó, trẻ bị cứng khớp gối, khó di chuyển.
- U khớp gối: Viêm khớp gối ở trẻ em còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các khối u nang xuất hiện trong bao hoạt dịch.
- Lupus ban đỏ: Đây là bệnh rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
- Bệnh bạch cầu: Đây là bệnh ung thư máu rất phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp, trong đó có khớp gối.
Điều trị viêm khớp gối ở trẻ em như thế nào?
Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, để có thể điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất thì các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám từ bác sĩ. Bệnh thường được các bác sĩ chỉ định theo một số phương pháp như: Điều trị bằng thuốc tây, vật lý trị liệu và phẫu thuật.
Điều trị bệnh bằng thuốc Tây: Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc chống thấp khớp DMARDs, thuốc corticosteroid, thuốc sinh học như Anakinra, Abatacept, Adalimumab,…
Vật lý trị liệu điều trị viêm khớp gối ở trẻ em: Bên cạnh việc sử dụng thuốc các bác sĩ có thể chỉ định các bậc phụ huynh áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu điều trị tại nhà như xoa bóp, chườm lạnh, chườm nóng,… giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Can thiệp ngoại khoa: Đây là phương pháp áp dụng cuối cùng khi mà các phương pháp trên không mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị hoặc trong trường hợp bệnh của các bé đã trở nặng và có nguy cơ cao hình thành biện chứng.