Lưỡng tính không phải là một căn bệnh mà là một tình trạng ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của trẻ và nó được gọi là rối loạn phát triển giới tính.
- Bác sĩ giải đáp câu hỏi về bệnh dị ứng
- Tổng quan về bệnh mụn cóc sinh dục
- Chia sẻ một số thông tin về bệnh Nhịp nhanh trên Thất
Lưỡng tính có phải là bệnh?
Hỏi: Lưỡng tính là bệnh gì thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Lưỡng tính có tên tiếng Anh là Ambiguous Genitalia, là tình trạng hiếm gặp ở trẻ sơ sinh khi bộ phận sinh dục ngoài không thể hiện rõ ràng theo hướng con trai hoặc con gái. Ở trẻ lưỡng tính, bộ phận sinh dục không được tạo thành hoàn toàn hoặc đứa trẻ có đặc điểm sinh dục của cả nam lẫn nữ. Cơ quan sinh dục ngoài của trẻ không phù hợp với cơ quan sinh dục trong hoặc giới tính di truyền của trẻ.
Thông thường, lưỡng tính được thể hiện rõ ngay tại thời điểm mới sinh và có thể làm cho các gia đình cảm thấy căng thẳng. Đội ngũ bác sĩ tư vấn sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh và tư vấn để giúp bạn lựa chọn giới tính cho con và phương pháp điều trị cần thiết.
Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh lưỡng tính là do đâu thưa Bác sĩ?
Trả lời:
Lưỡng tính xảy ra khi có sai sót làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng tới quá trình hình thành cơ quan sinh dục của bào thai.
Cơ quan sinh dục được hình thành trong bào thai như thế nào?
Giới tính di truyền của trẻ được hình thành khi thụ tinh, dựa vào nhiễm sắc thể giới tính. Trứng của người mẹ chứa nhiễm sắc thể (NST) X còn tinh trùng của người cha chứa nhiễm sắc thể X hoặc Y. Đứa bé thừa hưởng NST X của cha mang giới tính nữ (XX), trong khi đứa bé thừa hưởng NST Y từ cha lại là nam (XY).
Các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết cơ quan sinh dục nam và nữ phát triển từ cùng một loại mô. Mô này phát triển thành cơ quan sinh dục nữ hoặc cơ quan sinh dục nam phụ thuộc và NST giới tính và sự hiện diện của nội tiết tố nam.
- Ở nam, một vùng trên NST Y kích hoạt sự phát triển của tinh hoàn, tạo nên nội tiết tố nam. Cơ quan sinh dục nam phát triển đáp ứng lại nội tiết tố nam từ tinh hoàn của bào thai.
- Ở nữ không có NST Y do đó không bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố nam nên cơ quan sinh dục phát triển theo hướng giới tính nữ.
Nếu tác động vào quá trình xác định giới tính của bào thai có thể làm đảo lộn sự đồng nhất giữa cơ quan sinh dục trong và ngoài hoặc giữa cơ quan sinh dục và giới tính di truyền (XX hoặc XY). - Thiếu nội tiết tố nam ở bào thai giới tính nam hoặc phơi nhiễm nội tiết tố nam ở bào thai giới tính nữ đều có thể gây ra lưỡng tính
- Đột biến ở một số gene cụ thể có thể ảnh hưởng tới sự phát triển giới tính của bào thai
- Bất thường NST như mất 1 NST giới tính hoặc có thêm 1 NST giới tính
- Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ
Biểu hiện của tình trạng lưỡng tính
Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh lưỡng tính là gì?
Trả lời:
Bác sĩ sẽ là người đầu tiên nhận ra con bạn bị lưỡng tính ngay khi bé vừa chào đời. Thông thường, lưỡng tính được chẩn đoán trước khi sinh. Các đặc điểm có thể thay đổi theo mức độ bệnh, tùy thuộc vào thời điểm phát sinh sai sót trong quá trình hình thành cơ quan sinh dục và nguyên nhân gây ra rối loạn này.
Những bé có kiểu di truyền là nữ (có hai nhiễm sắc thể X – XX) có thể có:
- Âm vật to, có thể nhầm lẫn thành dương vật nhỏ
- Môi âm hộ đóng lại hoặc gấp nếp tạo thành bìu
- Những cục nhỏ tạo cảm giác giống tinh hoàn nằm trong môi sinh dục bị gấp nếp
Những bé có kiểu di truyền là nam (có 1 nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y – XY) có thể có:
- Ống dẫn nước tiểu và tinh dịch bị hẹp, không kéo dài tới đỉnh của dương vật (tật lỗ tiểu đóng thấp)
- Dương vật nhỏ bất thường và lỗ tiểu nằm gần bìu
- Không có tinh hoàn ở 1 hoặc cả 2 bìu
- Tinh hoàn lạc trong ổ bụng và bìu có hình dạng giống môi âm hộ với dương vật nhỏ hoặc không thấy dương vật.
Hỏi: Biến chứng của bệnh lưỡng tính có nguy hiểm không?
Trả lời:
Các biến chứng của chứng lưỡng tính bao gồm:
- Vô sinh: người lưỡng tính có thể có con được hay không còn phụ thuộc vào chẩn đoán cụ thể. Ví dụ, một người có giới tính di truyền là nữ bị tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh có thể có con nếu họ muốn.
- Gia tăng khả năng mắc ung thư: một vài rối loạn trong việc phát triển giới tính đi kèm với sự gia tăng tỉ lệ mắc một vài loại ung thư cụ thể.
Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh lưỡng tính?
Trả lời:
Một khi bạn và bác sĩ đã lựa chọn giới tính cho trẻ, bạn có thể bắt đầu điều trị rối loạn lưỡng tính cho trẻ. Mục tiêu điều trị là trẻ khỏe mạnh về mặt tâm lý và xã hội cũng như tạo điều kiện để trẻ phát triển chức năng tình dục và đạt được khả năng sinh sản ở mức tốt nhất. Thời điểm bắt đầu điều trị cho trẻ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ.
Điều trị vấn đề lưỡng tính
Theo như tìm hiểu từ kênh thông tin Y Dược, Lưỡng tính là một rối loạn hiếm gặp và phức tạp, vì thế cần được một đội ngũ bác sĩ giỏi điều trị, bao gồm một bác sĩ nhi khoa, một bác sĩ tạo hình thẩm mỹ, một bác sĩ niệu khoa nhi, một bác sĩ ngoại khoa nhi, bác sĩ nội tiết, bác sĩ di truyền và chuyên gia tâm lý hay nhà hoạt động xã hội.
Dùng thuốc
Sử dụng nội tiết tố có thể giúp chỉnh sửa hoặc bổ sung cho tình trạng mất cân bằng nội tiết tố. Ví dụ một trẻ có giới tính di truyền là nữ có môi âm hộ hơi lớn bởi tình trạng tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh từ nhẹ tới vừa, mức độ nội tiết tố vừa phải có thể làm giảm kích thước của môi âm đạo.
Các trẻ khác có thể sử dụng nội tiết tố vào khoảng thời gian dậy thì.
Phẫu thuật
Ở trẻ lưỡng tính, phẫu thuật có thể được dùng để:
- Bảo toàn chức năng tình dục bình thường
- Tạo hình cơ quan sinh dục ngoài
Thời gian của cuộc phẫu thuật phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của con bạn. Một vài bác sĩ sẽ chọn hoãn phẫu thuật vì các lí do thẩm mỹ cho tới khi người lưỡng tính đủ tuổi để tham gia vào quyết định lựa chọn giới tính của bản thân.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn