Cimetidine là thuốc nhóm kháng thụ thể Histamin H2, có tác dụng làm giảm bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày.
Bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc Cimetidine đúng cách
Thuốc được dùng trong các trường hợp
- Loét tá tràng tiến triển
- Loét dạ dày lành tính tiến triển
- Loét do thuốc NSAIDs, do stress
- Hội chứng Zollinger – Eliison
- Điều trị duy trì loét tá tràng
- Viêm loét thực quản ở bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Giảm nguy cơ hít phải dịch vị acid khi gây mê toàn thân hoặc khi sinh đẻ
Chống chỉ định
- Dị ứng Cimetidine
- Thận trọng
- Bệnh gan, thận
- Suy giảm miễn dịch
- Không nên dùng cho trẻ dưới 16 tuổi
Tác dụng phụ
- Tiêu chảy, nôn, buồn nôn
- Đau đầu,chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi
- Nổi ban, ngứa, mà đay
- Chứng vú to ở nam giới ( điều trị >1 tháng hoặc liều cao).
- Giảm ham muốn, bất lực (điều trị liều cao, kéo dài)
- Đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng sau:
- Thay đổi tâm trạng, lo âu, kích động
- Lú lẫn, ảo giác
- Sưng hoặc nhạy cảm đau ở vú.
- Dễ bầm tím, chảy máu, suy nhược bất thường
- Vàng mắt vàng da
Liều dùng tham khảo
- Loét dạ dày –tá tràng, loét NSAIDs, trào ngược dạ dày thực quản: điều trị từ 4-6 tuần .
Điều trị: Liều 800mg/lần/ngày hoặc 400mg/ lần, 2 lần/ngày
Duy trì: 400mg/ngày chia 1 hoặc 2 lần
- Dự phòng loét do tress: 200-400 mg/lần mỗi 4-6 tuần
- Phòng ợ ban đêm: không quá 2 tuần, liều 100mg, ngày 1 lần
- Thời điểm uống: Trước khi đi ngủ
Lời khuyên của các Dược sĩ giàu kinh nghiệm Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn
- Thuốc được uống vào bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ
- Tổng liều thuốc thường dùng không quá 2,4g/ngày
- Hút thuốc lá sẽ khiến loét lâu lành hơn
- Không nên uống rượu hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc khi dùng thuốc.
- Thuốc rất thường gây ra tương tác, nên báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc nào khác
- Các tác dụng phụ như chứng vú to, giảm ham muốn sẽ hết khi ngừng thuốc. Nếu cần hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi thuốc
- Để diệt trừ vi khuẩn H.pylori, thường phối hợp một thuốc kháng histamine H2 (hoặc thuốc ức chế bơm proton) với một số kháng sinh.