Ai cũng đã từng biết tới cảm giác đau cơ bắp sau khi vận động mạnh, đặc biệt nếu trước đó bạn nghỉ một thời gian dài, không tập thể thao. Vì sao lại xảy ra hiện tượng đó?
- Sử dụng miếng dán chống say tàu xe cần lưu ý những gì?
- Cách phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ hiệu quả nhất
- Tổng quan về rối loạn chức năng tiêu hóa và biện pháp xử trí hiệu quả
Vì sao bạn thường cảm thấy đau cơ sau khi luyện tập thể thao
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với giảng viên chuyên ngành thể thao đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện này nhé!
Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau cơ khi đang chơi thể thao
- Hỏi: Thưa giảng viên, nguyên nhân nào dẫn đến đau cơ bắp chân khi chơi thể thao?
Trả lời:
Gây đau nhức cơ bắp thường do thể trạng không tốt hoặc những vận động quá sức mà chưa có sự chuẩn bị kỹ càng. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức cơ bắp chân như:
Người tập vận động quá sức: Đây có thể coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Những trường hợp bị đau cơ bắp chân do chơi thể thao quá sức, mang vác nặng nề, leo cầu thang quá nhiều,… các dạng hoạt động này nếu thường xuyên xảy ra sẽ gây sức ép không nhỏ dồn lên chân làm các cơ bắp, khung xương chân cảm thấy đau nhức khó chịu. Không chỉ có các cơ chân, với các hoạt động thể chất nặng không điều độ còn ảnh hưởng lên các hệ cơ và xuơng khác trên cơ thể gây nên tình trạng căng cơ bắp chân dẫn đến đau nhức, thường xuyên mệt mỏi.
- Người tập không khởi động trước khi vận động: Bác sĩ tư vấn cho biết đây là 1 trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến đau cơ bắp chân khi chơi thể thao. Nhất là những người không thường xuyên chơi thể thao, rèn luyện sức khỏe. Thường chơi thể thao theo ngẫu hứng nên không coi trọng việc khởi động trước khi tập luyện và đôi khi còn tập luyện quá sức khiến cơ thể của người tập mệt mỏi, các cơ xương khớp bị co giãn đột ngột gây nên hiện tượng đau nhức cơ. Kể cả những người khỏe mạnh nhất cũng có thể bị đau cơ bắp chân khi chơi thể thao nếu không vận động kỹ và chủ quan.
- Người tập chấn thương khi tập luyện:việc đau cơ bắp chân còn có thể xảy ra co bị chấn thương, các phần cơ bị va đập gây tổn thương các thành phần của bắp chân gồm cơ, mạch máu khiến người tập có cảm gác đau mỏi. Khi các cơ bắp không được luyện tập thường xuyên nên sau khi hoạt động mạnh, chấn thương các cơn đau nhức lại diễn ra.
Đau nhức cơ bắp làm ảnh hưởng tới quá trình vận động, ảnh hưởng tới công việc cũng như những sinh hoạt bình thường hàng ngày. Đa số bệnh đau nhức cơ bắp là có thể tự khỏi được nhưng một số trường hợp bệnh nặng lại kèm theo cơn đau nhức dữ dội thì bệnh nhân nên áp dụng ngay các biện pháp điều trị đau nhức cơ bắp hiệu quả hiện nay để sớm lấy lại được cuộc sống hoạt động bình thường.
Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau cơ khi đang chơi thể thao
- Hỏi: Thưa giảng viên, có những loại đau cơ nào sau khi luyện tập thể thao?
Trả lời:
Trong khi hoạt động mạnh, cơ làm việc ở chế độ kị khí, nghĩa là trong trạng thái thiếu hụt Oxy và cơ thể đành phải sử dụng Oxy dự trữ. Sản phẩm sinh ra từ các quá trình kị khí là axit lactic. Nếu các bài tập thể thao không quá mạnh thì lượng axit lactic có thể dễ dàng được loại bỏ khỏi cơ qua đường máu. Nhưng nếu bạn tập quá sức thì axit lactic không kịp lọc khỏi cơ và bắt đầu kích thích các đầu dây thần kinh, làm xuất hiện cảm giác đau.
Đây là loại đau cơ thứ nhất. Đau cơ này xuất hiện trong khi bạn tập thể thao, tăng lên theo khoảng thời gian bạn tập nhưng dần mất đi sau khi bạn ngừng nghỉ. Sau khi tập thể thao xong, lưu lượng máu đưa về các cơ nhiều hơn, tăng trương lực của cơ, và kết quả là các cơ ngày càng to lên.
Loại đau cơ thứ hai do người tập thể thao với cường độ quá cao, gọi là đau cơ chậm. Cơn đau xuất hiện sau đó một ngày và có thể tăng lên trong vòng 2-3 ngày. Nguyên nhân dẫn tới cơn đau kiểu này là do các vết rách rất nhỏ trong các sợi cơ. Đau cơ kiểu này đi kèm theo viêm cơ. Nhưng bạn càng tập lâu thì hiện tượng đau cơ chậm này càng giảm dần.
- Hỏi: Thưa giảng viên, cần làm gì khi bị đau cơ sau khi luyện tập thể thao?
Trả lời:
Thứ nhất, không được ngừng tập, vì chính các bài tập thể thao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, chỉ có điều cần giảm cường độ của các bài tập.
Thứ hai, khi bị đau cơ bắp, nên massage. Sau khi tập thể thao, cơ bắp ở trong trạng thái co cứng, massage có tác dụng thư giãn các cơ bắp.
Thứ ba, nên uống nhiều nước vì nước tham gia và tất cả mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giúp đưa các chất thải ra ngoài.
Cách khắc phục hiện tượng căng cơ bắp chân hiệu quả khi tập thể thao
- Hỏi: Cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả nhất khi luyện tập thể thao như thế nào?
Trả lời:
Điều cần ghi nhớ khi bạn bị đau căng cơ bắp chân khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh là bạn phải dừng ngay các việc lao động, tập luyện lại. Ngay lập tức bạn chườm lạnh cho vùng bị căng cơ.
- Chườm lạnh bằng đá được biết là rất hữu hiệu khi bị chấn thương cấp tính. Chườm lạnh bằng đá sẽ giảm lượng máu lưu thông về khu vực được chườm, giúp giảm sưng tấy quanh chấn thương cũng như giúp giảm đau một cách tức thời. Sử dụng chườm lạnh bằng đá như một cách chữa căng cơ bắp chân hiệu quả theo hướng dẫn dưới đây:
- Nên dùng khăn bọc viên đá lại và chườm lạnh ngay tại chỗ 10 – 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ.
- Nên tránh không để viên đá lạnh trực tiếp lên vùng bị căng cơ.
- Khi chườm đá cần lưu ý để cho khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa.
- Có thể thực hiện việc chườm lạnh bằng đá này nhiều lần trong ngày và có thể chườm lạnh trong 1 – 3 ngày đầu sau khi bị thương.
Cách khắc phục hiện tượng căng cơ bắp chân hiệu quả khi tập thể thao
Tuy nhiên cần lưu ý là không nên chườm một lần quá lâu để đề phòng biến chứng, tránh tình trạng gây tụ máu hay chảy máu. Đối với những người có tuần hoàn kém, dễ bị hạ nhiệt độ cơ thể thì không nên chườm lạnh và cần lưu ý không chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.
Ngoài ra, khi bị căng cơ cần tránh những loại hình thể thao hoặc hoạt động với cường độ mạnh vì chúng đều không tốt cho cơ thể bạn trong thời điểm này. Người tập cần điều chỉnh thể lực, giảm bớt khối lượng tập hoặc chọn một thể thức tập luyện khác, nên nghỉ ngơi sau khi tập thể dục vừa phải.
Đói với những trường hợp tổn thương nhẹ, bệnh nhân sẽ có thể phục hồi hoàn toàn sau khi điều trị được 2-3 ngày. Người bệnh lúc này sẽ có thể tập luyện nhẹ nhàng (khoảng 50% sức) và tăng từ từ để cơ thể dễ thích nghi. Còn những trường hợp chấn thương nặng hoặc đã qua sơ cứu nhưng hoạt động vẫn còn khó khăn, cơn đau kéo dài hơn 2 tuần thì nên đi kiểm tra ở các bệnh viện chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt. Tránh những biến chứng không mong muốn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn