nguyen-tac-5-dung-trong-dung-thuoc

Nguyên tắc 5 đúng trong dùng thuốc

5 đúng trong dùng thuốc là những nguyên tắc nằm lòng đối với nhân viên y tế nói chung và đặc biệt là các điều dưỡng vin nói riêng. Điều này đảm bảo sự an toàn và tránh nhầm lẫn trong dùng thuốc. Tuy nhiêm trong thực tế, điều này còn chưa được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc. Tuân thủ đúng 5 nguyên tắc trong dùng thuốc của Bộ Y tế sẽ hạn chế những sự cố đáng tiếc.

nguyen-tac-5-dung-trong-dung-thuoc

Nguyên tắc 5 đúng trong dùng thuốc

  1. Đúng người bệnh: một trong những phần quan trọng trong việc dùng thuốc là phải đảm bảo rằng thuốc được được đưa vào đúng người bệnh. Có nhiều người bệnh giống nhau về tên, họ, tuổi vì vậy để tránh nhầm lần là khi có 2 người bệnh giống nhau ta nên sắp xếp giường khác phòng nhau hoặc nếu không có thể cho họ nằm ở 2 vị trí cách xa nhau, và điều quan trọng nhất là ta phải hỏi tên họ, số giường, số phòng, trước khi dùng thuốc.
  2. Đúng thuốc: khi dùng thuốc cho người bệnh, người điều dưỡng phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau:

− Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ.

− Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ, ống, chai thuốc.

− Trước khi trả chai, lọ thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào thùng rác.

  1. Đúng liều: sự tính toán liều cần phải được chính xác do vậy để tránh nhầm lẫn người điều dưỡng cần phải lấy thuốc trong môi trường hoàn toàn yên tĩnh, phải chú tâm cao độ, không làm việc gì khác, đôi khi cũng cần kiểm tra lại sự tính toán của mình bằng cách so với các điều dưỡng khác. Sau khi tính toán liều thuốc chính xác, người điều dưỡng phải biết dùng dụng cụ đo lường chính xác từng ml hay từng giọt một, việc bẻ đôi một viên thuốc nên dùng dụng cụ cắt thuốc cho cân xứng. Với số lượng thuốc quá nhỏ vài giọt ta có thể cho trực tiếp vào miệng người bệnh hoặc cho một ít nước vào ly trước khi cho thuốc vào để tránh thuốc dính vào ly.
  2. Đúng đường dùng thuốc: khi sử dụng thuốc ngưởi điều dưỡng cần phải kiểm tra chắc chắn thuốc dùng cho đường nào: uống, ngoài da, niêm mạc hay tiêm vì nếu nhầm lẫn thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ: thuốc dùng ngoài da lại đem uống sẽ gây ngộ độc những chất không thể hấp thu qua niêm mạc tiêu hoá hoặc thuốc dùng tiêm bắp lại dùng tiêm tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc mạch vì thuốc tiêm bắp có thể có tính chất không tan trong máu.
  3. Đúng thời gian: điều dưỡng phải biết vì sao một số thuốc được cho y lệnh vào một số giờ nhất định trong ngày, ví dụ: thuốc lợi tiểu không nên dùng sau 15 giờ vì người bệnh có thể đi tiểu ban đêm gây mất giấc ngủ, hoặc một số thuốc như kháng sinh cần duy trì nồng độ thuốc đều trong máu do phải cách mỗi 8 tiếng hoặc 12 tiếng dùng thuốc một lần. Nếu như ta không thực hiện đúng thì hiệu quả của việc điều trị sẽ giảm và đôi khi sẽ mất tác dụng và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.

Theo chia sẻ của những chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì những nguyên tắc này ngắn gọn nhưng hết sức cần thi để đảm bảo việc dùng thuốc đúng, không bị nhầm lẫn. Để không xảy ra những sự vệc đau lòng trong thời gian vừa qua thì bản thân mỗi nhân viên y tế, đặc biệt là điều dưỡng viên phải có ý thức thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nguyên tắc trên.