Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp nhất ở hệ tiết niệu, nam gặp nhiều hơn nữ, lứa tưổi mắc bệnh thường là từ 30 – 55, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ em (sỏi bàng quang).
- Tổng quan về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Xuất huyết tiêu hóa
- Hậu quả khi ăn quá nhiều quả bơ là gì?
- Những điều bà mẹ cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ
Một số lưu ý bạn nhất định phải biết về bệnh sỏi tiết niệu
Chuyên gia y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết chế độ ăn uống không hợp lý và mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu hoặc những người sống ở vùng nóng, vùng nhiệt đới,… là những yếu tố thuận lợi để bệnh sỏi thận tiết niệu dễ phát sinh.
Tại sao dễ mắc sỏi tiết niệu?
Yếu tố nguy cơ thường gặp nhất là sự cô đặc quá mức của nước tiểu. Sự thay đổi của pH nước tiểu sẽ làm cho một số chất hòa tan dễ kết tinh lại cụ thể, dưới tác dụng của một số chủng loại vi trùng (như Proteus Mirabilis) có tiết ra men uréase làm phân hủy urée thành amoniaque, nước tiểu sẽ bị kiềm hóa (pH> 6,5) và như vậy, chất Photsphate – Magié sẽ kết tinh lại dễ tạo sỏi . Ngược lại nếu pH nước tiểu trở nên acid (pH< 6) thì sẽ là điều kiện thuận lợi cho urat kết tinh
Có những loại sỏi tiết niệu nào?
- Sỏi calcium: Sỏi calcium chiếm tỷ lệ từ 80 – 90 % các trường hợp sỏi tiết niệu. Những nguyên nhân làm tăng nồng độ calci trong nước tiểu là
– Cường tuyến giáp cận giáp.
– Gãy xương lớn và bất động lâu ngày.
– Dùng qua nhiều Vitamin D và Corticoid.
– Di căn của ung thư qua xương, gây phá hủy xương. Ngoài ra còn có 40-60% trường hợp tăng nồng độ calci trong nước tiểu mà không tìm thấy nguyên nhân. Vẫn có thể xảy ra trường hợp nồng độ calci trong nước tiểu cao nhưng nồng độ Calci trong máu vẫn bình thường. Do đó nồng độ calci cao trong nước tiểu không phải là yếu tố quyết định để kết thành sỏi niệu, mà nó chỉ là yếu tố thuận lợi.
- Sỏi phosphate: Loại sỏi phosphat thường gặp là loại amoni-magné-phosphat, chiếm khoảng 5-15% trường hợp, kích thước to, sỏi hình san hô, cản quang, hình thành do nhiễm khuẩn, đặc biệt là do lọai vi khuẩn proteus
- Sỏi oxalate: Chiếm tỷ lệ cao ở các nước nhiệt đới như nước ta, oxalat thường kết hợp với calci để tạo thành sỏi oxalat calci
- Sỏi acid uric: Acid uric dễ tan trong môi trường kiềm và dễ kết tinh trong môi trường acid khi pH nước tiểu dưới 6. Nguyên nhân thường là:
– Lượng Acid uric được bài tiết quá nhiều trong nước tiểu.
– Nước tiểu bị cô đặc quá nhiều trong trường hợp mất nước do đổ mồ hôi khi làm việc ở môi trường nóng bức.
Bác sĩ tư vấn cho hay: Sỏi acid uric dễ xuất hiện khi chuyển hóa chất purine tăng trong cơ thể. Các nguyên nhân có thể làm tăng chuyển hoá purine là: Ăn uống nhiều thức ăn có chứa nhiều purine như lòng lợn, lòng bò, thịt cá khô, nấm, bệnh Gút (Goutte), phân hủy các khối ung thư khi dùng thuốc hóa trị liệu.
Có những loại sỏi tiết niệu nào?
Triệu chứng sỏi tiết niệu là gì?
- Sỏi đường tiết niệu trên : bao gồm sỏi thận, bể thận, niệu quản
Triệu chứng thường gặp là:
– Cơn đau quặn thận: xuất hiện đột ngột, sau gắng sức, đau khởi phát ở vùng hố thắt lưng một bên, lan ra phía trước, xuống dưới dọc theo bộ phận sinh dục, cường độ đau thường mạnh và không có tư thế giảm đau.
Có thể phân biệt hai trường hợp
+ Cơn đau của thận do sự tắc nghẽn bể thận và đài thận: đau ở hố thắt lưng phía dưới xương sườn 12, lan về phía trước hướng về rốn và hố chậu.
+ Cơn đau của niệu quản: xuất phát từ hố của thắt lưng lan dọc theo đường đi của niệu quản, xuống dưới đến hố chậu bộ phận sinh dục và mặt trong đùi.
Kèm theo hay gặp là dấu hiệu buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng do liệt ruột. Có thể có sốt cao, rét run nếu có nhiễm trùng kết hợp. Thăm khám ấn thấy điểm sườn lưng đau, rung thận đau. Các điểm niệu quản ấn đau, nặng có thể có dấu chạm thận dương tính (thận to). Tuy nhiên không có mối liên quan giữa kích thước hay số lượng sỏi với việc xuất hiện cũng như cường độ đau của cơn đau quặn thận. Một số trường hợp bệnh nhân không có triệu chứng (sỏi thể yên lặng), hoặc chỉ có dấu không rõ ràng như đau ê ẩm vùng thắt lưng một hoặc hai bên.
Triệu chứng sỏi tiết niệu là gì?
- Sỏi đường tiết niệu dưới : gồm sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.
– Sỏi bàng quang sẽ kích thích niêm mạc bàng quang gây tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu tắc giữa dòng. Khám ấn điểm bàng quang đau.
– Sỏi niệu đạo sẽ gây bí tiểu, khám lâm sàng thường phát hiện được cầu bàng quang, sờ nắn dọc theo niệu đạo có thể thấy sỏi.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn