Suy thận cấp là một hội chứng xuất hiện khi chức năng thận bị suy giảm nhanh chóng, bệnh xảy ra đột ngột ở người không có suy thận trước đó hoặc ở bệnh nhân đã mắc suy thận mạn.
- Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật
- Công dụng và những lưu ý khi sử dụng men vi sinh
- Nguyên tắc hệ thống trong quá trình giáo dục thể chất
Một số nguyên nhân và triệu chứng suy thận cấp
Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo bệnh cần phát hiện và điều trị sớm để tránh các biến chứng muộn. Dưới đây là những điều cần biết về chứng suy thận cấp.
Nguyên nhân gây suy thận cấp
- Nguyên nhân trước thận:
Nguyên nhân chủ yếu của suy thận cấp trước thận bao gồm những tình trạng mất nước ngoại bào.
– Mất nước qua da (mồ hôi, bỏng)
– Mất qua đường tiêu hóa (nôn mửa, ỉa chảy, dò ống tiêu hóa)
– Mất qua thận: điều trị lợi tiểu mạnh, đa niệu thẩm thấu trong đái tháo đường, suy tuyến thượng thận,..)
Giảm thể tích tuần hoàn: hội chứng thận hư nặng, xơ gan mất bù, suy tim sung huyết, hạ huyết áp,….
- Nguyên nhân tại thận:
– Suy thận cấp do viêm ống thận cấp: đây là 80% nguyên nhân gây suy thận tại thận là do viêm ống thận cấp.
– Ở Việt Nam nguyên nhân thường là do sốt rét đái ra huyết sắc tố, ngộ độc mật cá trắm, muối kim loại nặng: As, Pb, Hg, huyết tán trong lòng mạch do truyền nhầm nhóm máu, nhiễm độc, sủ dụng các thuốc độc cho thận…
– Viêm cầu thận cấp do viêm cầu thận thể tiến triển nhanh. Thường gặp là thể viêm cầu thận hoại tử và ngoài màng trong bệnh cảnh viêm mạch hoại tử, hoặc viêm cầu thận tăng sinh trong và ngoài màng trong bệnh cảnh của lupus, ban xuất huyết dạng thấp.
- Suy thận cấp sau thận: ở Việt Nam nguyên nhân hàng đầu là do sỏi niệu quản, ngoài ra suy thận cấp sau thận còn là hậu quả của u xơ, ung thư tuyến tiền liệt, các khối u di căn sau phúc mạc (hiếm), lao làm teo hai niệu quản
Nguyên nhân gây suy thận cấp
Triệu chứng suy thận cấp
- Giai đoạn đầu: đây là giai đoạn xâm nhập, tấn công của các tác nhân gây bệnh, diễn biến bệnh tùy vào nguyên nhân và cấp cứu ban đầu
- Giai đoạn thiểu niệu, vô niệu: Bệnh nhân được gọi là vô niệu khi số lượng nước tiểu dưới 100ml/24 giờ, thiểu niệu khi lượng nước tiểu dưới 500ml/24 giờ, thiểu niệu kéo dài trung bình 1-2 tuần, khi tời gian kéo dài trên 4 tuân thì cần lưu ý xem vỏ thận có bị hoại tử không.
Biểu hiện chủ yếu trong giai đoạn này chủ yếu là hội chứng tăng ure máu như:
-Chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, có thể táo bón hoặc tiêu chảy
– Tăng huyết áp ( gặp nhiều ở bẹnh nhân viêm cầu thận, lạm dụng dịch truyền gây tăng khối lượng tuần hoàn quá cao, ăn nhiều muối gây phù phổi, phù não,..
– Kích thích vật vã, có thể hôn mê, co giật, có khi xảy ra rối loạn tâm thần kinh.
– Bênh nhân rối loạn nhịp thở , phù phổi, viêm phổi
– Thiếu máu: trệu chứng thiếu máu xuất hiện sớm tuy nhiên không nặng lắm, tuy nhiên khi xuất hiện thiếu máu cần nghĩ đến nguyên nhân là do xuất huyết kéo dài hoặc bệnh nhân đã mang bệnh thận trước đó.
– Bác sĩ tư vấn nếu bệnh nhân có dấu hiệu vàng mắt, vàng da thì cần chú ý đặc biệt vì dấu hiệu này chứng tỏ bệnh nhân đã xuất hiện biểu hiện của tổn thương gan mật thường gặp do nguyên nhân Leptospirose, sốt rét đái huyết sắc tố
Triệu chứng suy thận cấp
- Giai đoạn đái trở lại : thường bắt đầu vào ngày thứ 3 của giai đoạn này lượng nước tiểu có thể đạt 1 lít/24h. Bệnh nhân đái nhiều dần lên, có thể lên đến 3-4l/24h, do vậy bệnh nhân dễ bị rối loạn nước và điện giải nặng, trụy tim mạch, nhiễm trùng. Trong giai đoạn này nếu điều chỉnh nước điện giải không hợp lý thì dễ gây tử vong. Các chỉ số về sinh hoá trong máu chỉ bắt đầu giảm dần sau vài ngày đái nhiều, nghĩa là trong những ngày đầu đái nhiều thì urê máu, creatinine vẫn còn tăng cao và urê, creatinine niệu vẫn còn thấp. Lượng urê, creatinine tăng càng nhanh trong nước tiểu thì sự phục hồi càng sớm và tiên lượng càng tốt, đương nhiên là phải giảm song song các chất này trong máu và được đánh giá chính xác bằng độ thanh thải creatinine nội sinh. Giảm Kali và Natri được đánh giá bằng điện giải hằng ngày để bù kịp thời. …
- Giai đoạn phục hồi: Urê, creatinine máu giảm dần, mức độ cô đặc nước tiểu tăng dần, lâm sàng tốt lên, tuy nhiên chức năng thận phục hồi rất chậm: khả năng cô đặc có khi phải hàng năm mới hồi phục. Mức lọc cầu thận phục hồi nhanh hơn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn