Suy tim là căn bệnh nguy hiểm, có đến 50% bệnh nhân mắc bệnh này tử vong sau 5 năm. Hiểu về suy tim là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất và đơn giản nhất.
- Vai trò của chất dưỡng ẩm với làn da
- Nguyên nhân gây bệnh và dấu hiệu nhận biết bệnh giời leo
- Kiến thức chung về bệnh zona thần kinh cần phải biết
Khi nào gọi là suy tim?
Bình thường tim có chức năng như 1 cái bơm co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể và giãn ra để nhận máu về. Suy tim là khi tim bị giảm khả năng co bóp (suy tim tâm thu) hoặc giảm khả năng giãn để nhận máu (suy tim tâm trương), cũng có khi cả hai, dẫn đến giảm lượng máu cần thiết đi nuôi cơ thể và máu ứ trệ ở phổi và ngoại biên.
Suy tim có triệu chứng bệnh như thế nào?
Theo bác sĩ chuyên khoa tim mạch, tùy theo mức độ của bệnh, các triệu chứng bệnh suy tim biểu hiện khác nhau từ kín đáo đến nặng nề.
Bệnh nhân thường mệt mỏi, yếu ớt, hay bị thỉu ngất, sức chống đỡ với các tác nhân gây bệnh bị giảm sút, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, cúm… do lượng máu đi nuôi cơ thể bị giảm.
Bệnh nhân suy tim hay có các biểu hiện loạn nhịp, gây ra triệu chứng trống ngực, làm suy tim nặng lên
Có thể nói khó thở là triệu chứng thường gặp nhất của suy tim do máu ứ trệ ở phổi gây ra. Khó thở biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau như:
- Khi suy tim còn nhẹ, suy tim giai đoạn đầu: khó thở chỉ xảy ra khi có gắng sức nhiều: đi bộ lên dốc, leo nhanh 2-3 tầng cầu thang, chạy bộ vài trăm mét,…
- Khi suy tim nặng lên, suy tim gia đoạn sau: khó thở xảy ra cả khi làm các công việc thông thường như đi bộ ngắn, mặc quần áo, thậm chí khó thở khi chỉ động tay chân nhẹ.
- Nặng nhất là các cơn suy tim trái cấp: khó thở dữ dội, tím tái kèm theo ho khạc ra bọt hồng (cơn phù phổi cấp), trường hợp này cần phải được điều trị khẩn trương và tích cực thì mới qua khỏi được.
Ngoài ra do ứ trệ máu ở ngoại biên nên bệnh nhân suy tim có thể bị phù ở chân hoặc bị tràn dịch ở màng tim, màng phổi, màng bụng. Tĩnh mạch ở cổ thường giãn căng, gan to và đau tức.
Suy tim nguyên nhân là do dâu?
Suy tim là hậu quả của nhiều bệnh, trong đó thường gặp nhất là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh van tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim giãn, viêm cơ tim, loạn nhịp tim, bệnh tim chu sản (suy tim xảy ra cho người mẹ trước và sau thời gian sinh con vài tuần), tiểu đường, cường giáp, bệnh tự miễn, nghiện rượu,…
Dự phòng suy tim bằng cách nào?
Thông tin Y Dược tổng hợp những cách đề phòng tránh suy tim đơn giản mà bạn có thể tham khảo như sau:
Điều chỉnh lối sống
- Chế độ ăn giảm muối. Khi suy tim nặng lên, mất bù thì thực hiện chế độ kiêng muối tuyệt đối trong thời gian khoảng 1-2 tuần.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Làm công việc phù hợp: tránh các công việc đòi hỏi phải gắng sức.
- Tập luyện phù hợp: thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền. Những bệnh nhân bị suy tim mức độ nhẹ (NYHA I, II) có thể tập đạp xe, bơi, đi bộ. Nhưng dù tập môn gì cũng cần ghi nhớ 1 điều là không được gắng sức.
- Tham gia sinh hoạt, giải trí ở hội, câu lạc bộ để nâng cao tinh thần lạc quan, tránh bi quan tiêu cực.
Khám sức khỏe định kỳ, khám chuyên khoa tim mạch định kỳ: nhằm phát hiện sớm và quản lý, điều trị tốt các bệnh có thể dẫn đến suy tim. Việc phát hiện sớm bệnh giúp phát hiện sớm và điều trị đúng các biến chứng suy tim, cũng như để quản lý và điều trị suy tim một cách hiệu quả.
Vì vậy chiến lược điều trị suy tim thích hợp và hiệu quả nhất vẫn là phát hiện sớm và theo dõi, tuân thủ điều trị 1 cách chặt chẽ, đồng thời nâng cao nhận thức và có biện pháp để dự phòng suy tim. Đây là điều hết sức quan trọng.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn