Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng tóe nước trên 3 lần trong 24h. Tình trạng tiêu chảy nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời trẻ có thể bị rối loạn nước và điện giải…
- Tác dụng của táo mèo đối với sức khỏe con người
- 8 lợi ích sức khỏe ấn tượng của rau mùi tây
- Phát hiện sớm bệnh lý u nang buồng trứng
Những điều mẹ cần biết về tiêu chảy cấp ở trẻ em
Dưới đây là một số thông tin mà bạn nhất định phải biết về chứng tiêu chảy cấp ở trẻ em.
Các yếu tố lây truyền bệnh
Các tác nhân gây bệnh bằng đường phân-miệng. bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ mắc cao nhất từ 6-12 tháng tuổi. Những trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc các đợt tiêu chảy kéo dài hơn nên tình trạng tử vong xảy ra nhiều hơn, đặc biệt những trẻ suy dinh dưỡng nặng. Trẻ suy giảm miễn dịch tạm thời sau mắc sởi hoặc suy giảm miễn dịch kéo dài như AIDS làm tăng tính thụ cảm với tiêu chảy nên có tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Bệnh xảy ra có tính chất theo mùa và theo tập quán sinh sống và ăn uống: bệnh xảy ra ở mùa nóng nhiều hơn, những trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ cít mắc bệnh hơn những trẻ không được bú mẹ khoảng 25-30 lần. Những trẻ không có tói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao, Một số thói quen dinh dưỡng khác cũng gây tăng khả năng mắc bệnh như trẻ thiếu vitamin A và kẽm, sinh sống trong nguồn nước ô nhiễm và xử lý chất thải không đảm bảo vệ sinh.
Triệu chứng lâm sàng tiêu chảy cấp
Đặc trưng của tiêu chảy cấp là tình trạng mất nước ở trẻ, cần đánh giá tình trạng mất nước ở các dấu hiệu như toàn trạng trẻ tỉnh hay ly bì khó đánh thức hay kích thích vật vã, quay khóc. Khi trẻ khóc có nước mắt không hay mắt sâu trũng? Bé có các dấu hiệu khát nước, háo nước những không uống được nước hay uống kém, miệng và lưỡi khô do mất nước. Khi thực hiện dấu véo da thì nếp da bụng mất trên 2s hoặc mất rất chậm càng chững tỏ cơ thể mất nước nhiều khiến sự đàn hồi của da giảm đi đáng kể. Trẻ nhỏ chưa liền thóp còn có dấu hiệu lõm thóp trước hơn bình thường và lõm nặng khi có dấu mất nước nặng. Khi bị tiêu chảy nặng cũng kèm theo triệu chứng trẻ mệt lả, bỏ ăn, không bú được và có thể dẫn đến suy kiệt. Dấu hiệu nhiễm khuẩn phối hợp như sốt do viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiết niệu và viêm tai giữa. Mẹ cần chú ý theo dõi các biến chứng có thể xảy ra ở con như dấu hiệu rối loạn nước và điện giải đồ: co giật, li bì, bụng chướng, liệt ruột, giảm trương lực cơ. Dấu hiệu rối loạn kiềm toan là trẻ xuất hiện thở nhanh và sâu, mất nước nặng có thể dẫn đến suy thận cấp trước thận với các triệu chứng đái ít, vô niệu, huyết áp cao, mệt mỏi li bì.
Triệu chứng lâm sàng tiêu chảy cấp
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy mất nước?
Bác sĩ tư vấn: Khi trẻ bị tiêu chảy tại nhà mẹ cần nhanh chóng đánh giá được tình trạng mất nước của con và có thể sử dụng các dung dịch pha chế tại nhà cho bé uống như nước cháo muối: 3g muối + 80g gạo + 1,2 lít nước đun sôi để nguội; nước dừa muối: 3g muối + 1 lít dừa tươi.; nước chín để nguội, nước trái cây. cho trẻ uống sau mỗi lần tiêu chảy với lượng 60-120ml ở trẻ dưới 10kg, trẻ lớn uống theo nhu cầu hoặc pha ORS và cho uống theo cân nặng:10ml/kg. Tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tích cực cho bú, uống thêm nước chín 100-250ml/ngày. Trẻ nhỏ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, nấu cháo loãng dễ tiêu hóa chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ít nhất 6 bữa. Phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức nếu có những dấu hiệu như sau: sốt cao, ăn uống kém, li bì không ăn được, khát nhiều háo nước nhưng không uống được hoặc uống kém, nôn nhiều, đi ngoài phân có máu hoặc nhầy máu.
Phòng bệnh
Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 18 tháng đầu là biện pháp dễ thực hiện và kinh tế nhất. Mẹ hay người chăm sóc cần vệ sinh tay sạch sẽ khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, tập cho con ăn dặm khi được 6 tháng, đảm bảo đa dạng các nguồn thực phẩm và tô màu bát bột. Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm phòng trong chiến dịch tiêm phòng quốc gia, đặc biệt sởi: trẻ em mắc sởi dễ bị tiêu chảy, khi nguyên nhân do lỵ khiến trẻ có tỷ lệ tử vong rất cao.
Phòng bệnh
Tiêm vaccine sởi có thể phòng ngừa 25% tình trạng tử vong liên quan đến tiêu chảy của trẻ dưới 5 tuổi. Hướng dẫn mẹ hoặc những người chăm sóc trẻ các dấu hiệu nhận biết và biện pháp xử trí khi trẻ mắc tiêu chảy cấp.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn