Say nắng là hiện tượng dễ gặp trong mùa hè, nhất là khi thời tiết nắng nóng, người bị say nắng sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách xử lý kịp thời.
- Omega-3 hiểu và dùng như thế nào cho đúng?
- Chẩn đoán và điều trị hội chứng sau bại liệt
- Tìm hiểu về việc dùng thuốc thụt hậu môn khi trẻ bị táo bón
Bệnh nhân phải làm gì khi bị say nắng?
Bác sĩ chuyên khoa phân tích, sau khi bạn lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng, nắng sẽ chiếu trực tiếp vào khu vực cổ, gáy. Do đó, dưới tác dụng của ánh sáng mặt rất gay gắt từ đó khiến cho trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể sẽ bị chấn động từ đó làm rối loạn điều hòa thân nhiệt và cũng gây nên hiện tượng mất nước cấp của cơ thể do đó gây nên hiện tượng say nắng. Say nắng thường gặp nhất là vào buổi trưa khoảng thời gian từ 11h-14h trời nắng gay gắt và có nhiều tia tử ngoại.
Biểu hiện của say nắng
Khi bị say nắng sẽ có những biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, khi cơ thể làm việc, hoạt động trong môi trường quá nóng sẽ khiến cho cơ thể dễ bị mất nước, thân nhiệt tăng lên, khi đó dẫn tới quá trình tăng đào thải mồ hôi làm cho cơ thể dễ bị mất một lượng nước lớn, khi lượng nước này mất đi sẽ khiến cho cơ thể không kịp bù đắp lại nước từ đó dẫn đến việc làm giảm khối lượng tuần hoàn và gây ra trụy tim mạch, rối loại chất điện giải nặng và có thể gây tử vong ở người bị say nắng, nếu không có phương án xử lý kịp thời,
Đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây nên hiện tượng rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan trong cơ thể như: cơ quan hô hấp, cơ quan thần kinh, tim mạch,…
Biểu hiện thường thấy ở người bị say nắng là da nóng, khô, mệt lả, khó ở, mặt đó, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra, còn có những biểu hiện như cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, mê sảng, mất định hướng, hôn mê, co giật và một số biểu hiện bất thường khác về hệ thần kinh
Bên cạnh đó, biểu hiện của say nắng còn tùy thuộc vào mức độ tăng thân nhiệt, nếu như bệnh nhân say nắng ở mức nhẹ thì chỉ xuất hiện một số triệu chứng như: nhịp tim tăng nhanh, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực,… nặng hơn là mệt mỏi, hoa mắt, chuột rút, khó thở,… và cuối là ngất, hôn mê, trụy tim, và tử vong.
Cho người bệnh uống nước mát có pha thêm chút muối
Cách xử lý khi bị say nắng
Theo những tin tức ngành Y Dược mới nhất, nguyên nhân dẫn đến say nắng là thân nhiệt cao, do vậy việc đầu tiên cần làm đó là hạ thân nhiệt cho người bệnh, bằng cách đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí, cởi bỏ quần áo, phun hoặc lau người bằng nước mát cho bệnh nhân, bật quạt mạnh, nên để người bệnh nằm nghiêng để da hứng được nhiều gió hơn, nhiệt dễ dàng tỏa ra hơn.
Cho người bệnh uống nước mát có pha thêm chút muối và chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những nơi có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, cổ, bẹn, đùi. Tuy nhiên cần lưu ý khi chườm đá cho người bệnh cần phải thay đổi vị trí chườm mặc dù có thể làm cho nhiệt độ cơ thể hạ nhanh nhưng lại làm co mạch ngoài da.
Khi bệnh nhân ngất việc xử trí ban đầu không mang lại kết quả, hoặc có biểu hiện có giật, rối loạn ý thức, thì cần chuyển bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất, tuy nhiên khi vận chuyển cũng vẫn cần thường xuyên chườm và làm mát thân nhiệt cho người bệnh. Khi bệnh nhân đến cơ sở y tế sẽ được thăm khám và truyền bù nước và chất điện giải và các biện pháp hỗ trợ khác.
Cách phòng chống say nắng
Không nên làm việc quá lâu ngoài trời nắng, hoặc trong môi trường nóng bức và tránh hoạt động thể lực quá sức, trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng như mũ, nón, kính, áo bảo hộ,…làm thoáng môi trường làm việc, nhất là trong hầm lò,…thường xuyên uống nước dù không khát, đặc biệt nên uống nước có pha thêm muối hoặc trong thời gian làm việc nên nghỉ ngơi ở nơi mát khoảng 15-20 phút.
Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn