Nhiễm khuẩn tiết niệu có thể xảy ra ở bất cứ ai từ già đến trẻ, cả nam và nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy bất kỳ người phụ nữ nào trong đời cũng ít nhất một lần bị nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi mang thai vào mùa hè?
- Rối loạn tiêu hóa trong thời tiết nắng nóng
- Nguyên nhân và cách điều trị say nắng trong thời tiết nắng nóng
Nhiễm khuẩn tiết niệu và những điều bạn nên biết
Dưới đây là thông tin chi tiết liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà bạn nên biết.
Nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?
- Nhiễm khuẩn tiết niệu là nhiễm trùng xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn ở bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu như bàng quang, thận, niệu đạo. Trong đó bàng quang và niệu đạo là 2 bộ phận hay bị nhiễm khuẩn nhất
- Triệu chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu
- Tùy thuộc vào vị trí nhiễm khuẩn mà có các biểu hiện khác nhau. Viêm nhiễm niệu đạo gây cảm giác nóng rát khi tiểu tiện. Nhiễm khuẩn ở bang quang gây đi tiểu thường xuyên, đau, có thể tiểu ra máu. Nếu khiễm khuẩn tại thận thì có thể gây đau vùng lưng, sốt cao, buồn nôn, nôn.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
Thường nữ giới hay bị nhiễm khuẩn hơn vì niệu đạo của nữ ngắn hơn của nam và nằm gần hậu môn. Ở nam giới khi phì đại tiền liệt tuyến làm cho hệ tiết niệu hay bị viêm. Ở người trẻ, nhiễm khuẩn tiết niệu thường do sinh hoạt tình dục không an toàn. Ở trẻ em nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gợi ý bất thường về giải phẫu và cần phải đi khám để phát hiện sớm. Ở phụ nữ mãn kinh, việc thay đổi hormone làm cho dễ nhạy cảm với vi khuẩn và dễ nhiễm trùng hơn. Những ngườ suy giảm miễn dịch và những người phải đặt ống thông tiểu cũng dễ bị nhiễm trùng.
Đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu
Khi nào cần đi khám?
Bác sĩ tư vấn: Viêm nhiễm niệu đạo và bàng quanng thường được điều trị bằng kháng sinh, nếu xử lý tốt thì thường không để lại hậu quả. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng kéo dài hoặc tái phát nhiều lần thì nên đi khám vì gợi ý có sự tắc nghẽn hoặc bất thường về giải phẫu của hệ tiết niệu.
Trong một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu có thể gây biến chứng nặng nề: viêm thận bể thận cấp, nhiễm khuẩn huyết, suy thận, ở phụ nữ có thai có thể gây sảy thai, nhiễm trùng sơ sinh. Do đó khi có biểu hiện cần đi khám và điều trị trong 24 giờ, nếu có thai cần báo bác sĩ để điều trị thuốc cho phù hợp.
Cách phòng ngừa
- Uống nhiều nước là cách hữu hiệu để phòng và điều trị nhiễm trùng tiểu. Uống nhiều nước khiến cho vi khuẩn càng nhanh bị đào thải ra khỏi hệ tiết niệu, không để cho chúng có cơ hội sinh sôi.
Cách phòng ngừa
- Vệ sinh đúng cách: luôn lau từ trước ra sau, sử dụng giấy một lần, tránh thụt rửa hay xịt nước sâu vào âm đạo để tránh vi khuẩn từ hâu môn lên niệu đạo
- Nên sử dụng vòi hoa sent hay cho tắm bồn
- Mặc quần lót làm từ vải cotton và tránh mặc quần chật
- Sau khi quan hệ tình dục cần đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn