Đái tháo nhạt với những triệu chứng uống nhiều, đái nhiều. Bệnh đái tháo nhạt khá nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa biết đến. Vậy bệnh đái tháo nhạt là bệnh gì?
- Đặc điểm nhận biết bệnh vảy nến
- Chảy máu cam – Nguyên nhân và cách xử trí
- Những lưu ý về chấn thương sai khớp khuỷu trong tập luyện
Bệnh đái tháo nhạt và những điều nên biết
Cùng tìm hiểu về bệnh đái tháo nhạt qua bài viết dưới đây:
Khái niệm bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là bệnh do thiếu hoocmon chống bài niệu hay còn gọi là ADH. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là uống nhiều và đái nhiều.
ADH là hoocmon có vai trò giúp thận tái hấp thu nước và ion Na+, giúp cô đặc nước tiểu. Nếu cơ thể thiếu hoocmon ADH thận không cô đặc được nước tiểu từ đó gây ra triệu chứng đái nhiều, đài nhiều gây khát và bệnh nhân uống nhiều nước và trở thành vòng luẩn quẩn.
Nguyên nhân gây bệnh đái thái nhạt
Bệnh chủ yếu do giảm tiết hoocmon ADH có nguyên nhân là:
- Suy tuyến yên do các tổn thương vùng dưới đồi tuyến yên như u sọ hầu, thương tổn thần kinh trung ương,…
- Chấn thương, phẫu thuật vùng dưới đồi, vùng tuyến yên, u tuyến yên
- Di truyền, bệnh sẽ biểu hiện bệnh từ nhỏ. Thường bệnh do di truyền sẽ mắc kèm các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
- Đái tháo nhạt do thận: do thận không đáp ứng với hoocmon ADH có thể là do các bệnh thận mãn tính, rối loạn điện giải (hạ Kali, tăng Canxi máu, giảm khả năng cô đặc nước tiểu),…
- Đái tháo nhạt ở phụ nữ mang thai: xuất hiện 3 tháng cuối của thai kỳ do thai nhi tiết ra hoocmon phá hủy ADH.
- Sử dụng các loại thuốc gây đái tháo nhạt như Amphotericin B, Methoxyflurane, lithium, Demeclocycline,…
- Đái tháo nhạt do uống nhiều nước không phải là bệnh, cần phân biệt với bệnh đái tháo nhạt thật sự.
Nguyên nhân gây bệnh đái thái nhạt
Đối tượng nguy cơ
Đái tháo nhạt thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giời
- Di truyền: gia đình có người mắc đái tháo nhạt
Triệu chứng của bệnh
Bác sĩ tư vấn: Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột, diễn biến nhanh chóng:
- Đái nhiều: là triệu chứng chính. Một ngày có thể đo được lượng nước tiểu lên đến 15-10 lít
- Nước tiểu có màu trong vắt như nước lã
- Bệnh nhân khát và uống rất nhiều nước. Uống nhiều nước những vẫn khát, đêm thường xuyên tỉnh dậy để uống nước.
- Bệnh nhân không có biểu hiện gầy sút cân
Điều trị bệnh đái tháo nhạt
Bệnh nhân đái nhiều trong ngày nên cần điều trị triệu chứng:
- Bù nước: lượng nước uống vào cần tương đương với lượng nước tiểu
- Điều trị nguyên nhân
- Đái tháo nhạt do thận: do thận không đáp ứng với hoocmon ADH nên bệnh nhân cần thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày, uống đủ nước, ăn ít muối. Điều trị nội khoa bằng thước hydrochlorothiazide để giúp thận giảm sản xuất nước tiểu.
- Đái tháo nhạt trung ương: do bệnh lý vùng dưới đồi, tuyến yên nên bệnh nhân bị thiếu hụt hoocmon ADH nên cần điều trị bằng các sử dụng hoocmon thay thế như minirin và dạng tiêm, demopressin dạng xịt mũi…
- Đái tháo nhạt ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối thai kỳ: bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nên sản phụ không cần quá lo lắng.
Điều trị bệnh đái tháo nhạt
Cách phòng tránh bệnh
- Bạn cần uống nước đầy đủ mỗi ngày
- Nếu gặp các triệu chứng nghi ngờ bệnh đái tháo nhạt bạn nên đi khám và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn