Giấc ngủ chiếm hơn 70% thời gian sống của chúng ta, khi thiếu ngủ nó ảnh hưởng tới khả năng hoạt động và làm việc. Tác hại bệnh mất ngủ và rối loạn giấc ảnh hưởng ra sao?
- Tìm hiểu bệnh tai biến mạch máu não
- Tìm hiểu bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở người cao tuổi
- Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thiếu ngủ gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động và làm việc
1. Giấc ngủ là gì và tầm ảnh hưởng của giấc ngủ?
Theo các bác sĩ giảng dạy Cao Đẳng Điều Dưỡng cho biết tầm ảnh hưởng quan trọng của giấc ngủ như sau:
- Giấc ngủ là sự nghỉ ngơi về mặt tự nhiên để giúp hồi phục lại các bộ máy trong cơ thể sau một khoảng thời gian làm việc nhọc nhằn và liên tục. Ngủ giúp cho thể xác và tinh thần chúng ta luôn trong tình trạng thoải mái, đáp ứng đủ năng lượng sống giúp con người tham gia vào các đời sống xã hội hằng ngày.
- Giấc ngủ có được đảm bảo hay không khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, đúng nhịp điệu sinh học, môi trường nghỉ ngơi… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần từ độ tuổi sơ sinh đến giai đoạn trưởng thành, ví dụ trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 23 giờ một ngày, độ tuổi nhũ nhi thời gian này khoảng từ 15- 17 giờ một ngày và người lớn trưởng thành chúng ta cần 7- 8 giờ ngủ trong một ngày.
2. Những biểu hiện và tác hại của mất ngủ:
Bác sĩ tư vấn bệnh mất ngủ không gọi là bệnh mà nó là triệu chứng hay hội chứng của một số bệnh kèm theo, về cơ bản mất ngủ có những biểu hiện như sau:
- Khó hoặc không thể đi vào giấc ngủ.
- Giấc ngủ chập chờn, không sâu.
- Dễ tỉnh giấc khi những kích thích nhẹ.
- Liên tục đi tiểu đêm ở những người già, người mang các bệnh lý về tiền liệt tuyến, thận niệu…
Tác hại của mất ngủ: nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý. Mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc, giảm sút những chức năng bên trong cơ thể như thận, não, tim…
Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết – một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.
Mất ngủ gây mệt mỏi kém tập trung công việc
3. Nguyên nhân gây ra sự mất ngủ và rối loạn giấc ngủ:
Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua:
- Stress, tâm lý, kích thích thần kinh.
- Lệch múi giờ sau chuyến bay dài.
- Làm việc ca đêm, tăng ca không hợp lý.
- Sử dụng các chất kích thích: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích.
- Thói quen của người ngủ cùng: thí dụ như ngáy, nghiến răng…
- Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí…
Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:
- Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…
- Hầu hết các nhóm bệnh về thần kinh, tâm thần cũng gây nên tình trạng mất ngủ: trầm cảm, hứng cảm, sản rượu, tâm thần phân liệt…
- Ngoài ra còn có các bệnh lý liên quann khi ngủ: rung chân, ngưng thở khi ngủ, mộng mị…
4. Chăm sóc và vệ sinh giấc ngủ:
Điều trị mất ngủ nói chung có 3 biện pháp:
- Thuốc: có thể sử dụng một số loại thuốc dễ gây ngủ như các loại benzodiazepine, zolpidem… nhưng cần chú ý là phải có bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn sử dụng. Một số loại đông dược như: lá trường sinh, lá vông có tính an thần cũng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
- Thư giãn tâm lý: Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim …), nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác: ngâm chân nước ấm, đọc báo…
- Vệ sinh giấc ngủ: là các biện pháp không dùng thuốc, tạo điều kiện cho giấc ngủ đến dễ dàng hơn.
- Melatonin được xem là hormon giúp đi vào giấc ngủ ngon hơn. Hàm lượng chất này được tiết ra nhiều khi ở trong môi trường bóng tối và hoàn toàn yên tĩnh nên môi trường phòng ngủ cần đảm bảo về sự chiếu sáng, yên tĩnh, thông thoáng.
- Không sử dụng những loại chất kích thích, thuốc lợi tiểu hay thuốc tăng tạo sỏi vào sau 15 giờ.
- Tránh những bữa ăn quá thịnh soạn hay khó tiêu gần giờ đi ngủ gây kích thích dạ dày.
- Tránh những kích thích làm khó ngủ như nghe nhạc quá to, đọc sách quá hay hoặc xem những phim kích động quá mạnh.
- Tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.
- Tránh ngủ nhiều ban ngày, chỉ nên thư giãn nhẹ vào giấc trưa để buổi tối có một giấc ngủ sâu hơn.
- Thức dậy đúng giờ mỗi ngày, tránh tình trạng nướng kéo dài thời gian nằm trên giường.
- Tập thể dục buổi sáng đều đặn (có thể tập những bài tập nặng).
- Tập những bài tập thể dục nhẹ có tính chất thư giãn trước khi ngủ.
Người mất ngủ thoáng qua có thể áp dụng biện pháp thư giãn tâm lý hay vệ sinh giấc ngủ để tự chữa cho mình. Nếu không thành công hay bị mất ngủ nhiều ngày liên tục thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị thuốc đúng cách. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc về uống vì có thể gây ra hiện tượng quen thuốc và những tác dụng phụ do thuốc gây ra.