Không có khái niệm về đúng sai, bệnh nhân có thể không tuân thủ pháp luật, xâm phạm quyền lợi của người khác mà không nhận thấy điều đó sai lầm.
- Tác hại của rượu bia đến sức khỏe
- Điểm danh thực phẩm giúp mẹ bầu lợi sữa
- Hướng dẫn tập Gym cơ bản dành cho người mới
Tìm hiểu về rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Định nghĩa
Rối loạn nhân cách chống đối xã hội là bệnh mãn tính thuộc nhóm bệnh tâm thần, với đặc trưng là cách suy nghĩ, cảm nhận tình huống cũng như mối tương quan với những người xung quanh có tính chất bất thường – theo hướng phá hoại.
Bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội thường không có khái niệm về đúng sai. Họ có thể không tuân thủ pháp luật, xâm phạm quyền lợi của người khác mà không nhận thấy điều đó sai lầm. Vì lí do này các xung đột giữa người bệnh người người xung quanh thường xuyên xảy ra. Người bệnh có thể nói dối, thô lỗ, hung hăng, có thể lạm dụng rượu hoặc ma túy. Bởi những đặc điểm này, bệnh nhân hầu như sẽ không hoàn thành trách nhiệm với gia đình, nhà trường hoặc cơ quan làm việc.
Trước đây rối loạn nhân cách chống đối xã hội trong một số tài liệu được dùng đồng nghĩa với rối loạn nhân cách sociopathic (một hình thức đặc biệt nghiêm trọng trong rối loạn nhân cách chống đối xã hội).
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội chủ yếu biểu hiện bằng các triệu chứng tương đối điển như như sau:
– Hành xử không phân biệt đúng sai.
– Nói dối liên tục.
– Luôn muốn thao túng mọi người bằng mưu kế.
– Có vấn đề liên quan vi phạm pháp luật.
– Không tôn trọng và xâm phạm quyền của người khác.
– Đe dọa hoặc các hành vi bạo lực với người xung quanh.
– Bỏ bê trẻ em thậm chí lạm dụng.
– Không cảm thấy hối hận khi làm hại người khác.
– Kích động, bốc đồng, nghèo tình cảm hoặc chỉ lạm dụng các mối quan hệ.
– Vô trách nhiệm với gia đình, công việc.
Thông thường, cường độ triệu chứng chống đối xã hội cao nhất vào khoảng 20 tuổi và giảm dần khi người bệnh lớn tuổi hơn. Có thể sự lão hóa hoặc nhận thức của bệnh nhân trưởng thành hơn đã làm giảm tính chống đối của bệnh nhân. Mặc dù càng về giai đoạn muộn, nguy cơ người bệnh có thể gây hại cho người khác hầu như không đáng kể, nhưng các vấn đề liên quan vô trách nhiệm với công việc, gia đình vẫn ảnh hưởng lớn đến đời sống của bệnh nhân.
Triệu chứng lâm sàng
Làm gì khi có người thân mắc bệnh?
Bác sĩ tư vấn: Hầu như khó thể thuyết phục người thân có rối loạn nhân cách chống đối xã hội đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, một chuyên gia có kinh nghiệm có thể giúp đỡ nhằm tìm hiểu làm thế nào đối phó – giữ an toàn và thuyết phục bệnh nhân tiếp nhận sự điều trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Tính cách được tạo nên bởi sự kết hợp của suy nghĩ, cảm xúc và hành vi duy nhất dành cho mọi người. Hay có thể nói là cách người ta tiếp nhận, hiểu và tương quan với thế giới bên ngoài cũng như cách họ tự nhìn nhận bản thân. Hình thành tính cách phụ thuộc rất nhiều vào trải nghiệm của người đó trong thời thơ ấu. Có hai yếu tố tương tác và ảnh hưởng rất nhiều đến hình thành tích cách cá nhân, đó là:
- Nhân tố di truyền
Người ta thường kế thừa các gen di truyền đồng thời là các khuynh hướng tính cách từ cha mẹ và những người thân gần nhất. Chẳng hạn như tính cách nhút nhát khi tuổi thơ thiếu an toàn. Còn gọi là khí – “bản chất” của tính chất nuôi dưỡng tính cách qua gia đình.
- Môi trường và các tình huống cuộc sống
Môi trường xung quanh và những sự kiện xảy ra với bệnh nhân, các thức các mối quan hệ xoay quanh bệnh nhân đều ảnh hưởng lớn đến tính cách sau này. Những sự kiện này lưu lại những “bài học” thời thơ ấu và là “viên gạch” xây nên tích cách sau này.
Rối loạn nhân cách là do ảnh hưởng xấu của yếu tố di truyền và môi trường sống từ thời thơ ấu. Một tổn thương di truyền có thể gây nên rối loạn nhân cách nói chung (bao gồm rối loạn nhân cách chống đối xã hội) và môi trường sống có thể là yếu tố kích phát của rối loạn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn