Đau thần kinh toạ là một biến chứng của hoạt động thể thao quá mức, hoặc do va đập khi tập luyện dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp là môn bóng chuyền, bóng đá, thể dục dụng cụ.
- Lý do đi tiểu buốt và mẹo cực hay chữa chứng tiểu buốt
- Chấn thương thận tiết niệu nguy hiểm như thế nào?
- Tác hại từ việc lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ em
Ảnh hưởng của đau thần kinh tọa trong hoạt động thể thao
Dưới đây là bài viết về vấn đề này. Mời bạn tham khảo để biết thêm chi tiết.
Khái quát chung về đau thần kinh tọa trong hoạt động thể thao
Đau thần kinh tọa được biểu hiện bởi sự đau đớn bắt đầu từ phía sau thắt lưng, lan tỏa vào mông xuống mặt sau của một bên chân. Đau thường xảy ra do có sự chèn ép vào dây thần kinh tọa (còn gọi là dây thần kinh hông to) do thoát vị đĩa đệm, hình thành gai xương hoặc sự co rút căng cứng của cơ bắp.
Bản thân chính sinh viên Y Dược đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, điều trị và phục hồi đối với chứng đau thần kinh tọa này. Đau thần kinh tọa thường giảm bớt và được cải thiện sau khi nghỉ ngơi, tập thể dục, và các biện pháp tự chăm sóc khác. Đau mãn tính sẽ xuất hiện liên tục mặc dù có thể đã được điều trị phẫu thuật để loại bỏ những nguyên nhân cơ bản.
Các thể loại đau thần kinh tọa
Bác sĩ tư vấn: Đau chân dao động từ nhẹ đến nặng và có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Đau thần kinh tọa cấp tính là đau xảy ra đột ngột và thường được chữa lành trong vòng vài ngày đến vài tuần. Mức độ nghiêm trọng liên quan trực tiếp đến số lượng mô bị tổn thương. Nguồn gốc của đau có thể trong các khớp sống lưng, đĩa đệm, dây thần kinh, cơ bắp và dây chằng cột sống.
Đau thần kinh tọa mãn tính là đau dai dẳng tới hơn 3 tháng và nguồn gốc khó có thể xác định được. Đau mãn tính có thể cảm nhận thấy đau mọi lúc hoặc đau tăng lên khi thực hiện một số hoạt động nhất định. Các yếu tố gây đau có thể là tổn thương thần kinh, đóng sẹo ở mô, viêm khớp, hiệu ứng đau do yếu tố tinh thần.
Các thể loại đau thần kinh tọa
Các triệu chứng của đau thần kinh tọa
- Đau thường xuất hiện bắt đầu ở phía sau, dưới thắt lưng và mông; lan tỏa xuống dọc theo mặt sau của đùi, qua phần gối của một bên chân, và đôi khi đau lan đến cả bắp chân và bàn chân. Người bệnh cảm thấy đau ở chân nhiều hơn là ở lưng. Mức độ đau có thể từ đau nhẹ cho đến đau nhức nhối hoặc cơn đau buốt dữ dội.
- Tê buốt hoặc ngứa ran (như bị kìm kẹp, bị kim châm) có thể xảy ra ở chân và bàn chân, điều này thường không phải là mối lo lắng nếu như không có biểu hiện nhược cơ ở chân hoặc dấu hiệu bàn chân thuổng.
- Đau nhất thường là khi ngồi, do ở tư thế này trọng lượng cơ thể dồn vào các đĩa đệm. Các cử động, như ưỡn hoặc xoay trở sẽ làm cho đau đớn nặng thêm, còn khi nằm xuống thì đau có xu hướng nhẹ bớt. Chạy hoặc đi bộ thực ra có thể cảm thấy tốt hơn so với ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Phải đến khám bác sĩ để được điều trị ngay lập tức nếu có biểu hiện nhược cơ trầm trọng ở chân hoặc tình trạng mất chức năng bài tiết hoặc tiêu hóa (đại – tiểu tiện không tự chủ) – được gọi là hội chứng đuôi ngựa.
Nguyên nhân đau thần kinh toạ
Đau thần kinh tọa có thể do một số trạng thái gây kích thích hoặc chèn ép dây thần kinh hông.
- Hội chứng Cơ tháp (Piriformis): cứng hoặc co thắt cơ tháp có thể chèn ép dây thần kinh.
- Chấn thương: chấn thương thể thao hoặc bị ngã có thể gây ra gãy cột sống hoặc rách cơ bắp và làm tổn hại dây thần kinh.
- Thoát vị đĩa đệm: nhân nhày của đĩa đệm cột sống có thể phồng lên hoặc bị sùi ra xuyên thủng vòng xơ ở nơi xung yếu của đĩa đệm và chèn ép vào thần kinh.
- Gai cột sống: làm hẹp ống sống, các khe đốt cột sống có thể chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh.
- Viêm xương khớp: các đĩa đệm bị lão hóa trở nên khô cứng và co lại. Các vết đứt rách vi thể ở vòng xơ của các đĩa đệm có thể gây đau. Có thể hình thành gai xương sống. Các khớp bên của cột sống bè ra và các dây chằng dày lên.
- Trật đốt sống: gãy ở các khớp bên của cột sống do yếu hoặc căng thẳng có thể khiến cho một vài đốt sống trượt ra khỏi vị trí và chèn vào các dây thần kinh. Đau thần kinh tọa có thể xảy ra do có trục trặc ở khớp hông hoặc khớp cùng chậu.
Đây là loại đau khá phổ biến, nhưng không phải là đau thần kinh tọa.
Nguyên nhân đau thần kinh toạ
Các phương pháp điều trị
Quá trình chữa trị bắt đầu bằng cách tự chăm sóc và các biện pháp không phẫu thuật. Mục đích của phương pháp này là sửa chữa sự sai lệch, khôi phục chức năng và ngăn ngừa tái phát chấn thương.
Tự chăm sóc: Đau thần kinh tọa thường được khắc phục bằng nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc nóng, mát xa, thuốc giảm đau, và kéo giãn một cách nhẹ nhàng. Nếu phương pháp điều trị tự chăm sóc không thấy có kết quả gì trong vài ngày đầu, hãy đến gặp bác sĩ.
Thuốc men: Các loại thuốc kháng viêm không steroid có thể mua mà không cần có đơn của bác sĩ (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen, có thể làm giảm đau, mang lại sự nhẹ nhõm. Thuốc giãn cơ có thể chỉ định đối với trường hợp có co thắt. Nếu đau nặng, thuốc giảm đau có thể được chỉ định dùng kết hợp với các thuốc NSAID hoặc giãn cơ.
Vật lý trị liệu: Đối với hầu hết các ca đau thần kinh tọa nên có chương trình vật lý trị liệu ngay từ sớm. Vật lý trị liệu có thể giúp bạn quay lại hoạt động đầy đủ một cách sớm nhất có thể và phòng ngừa tái phát chấn thương.
Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn kỹ thuật mang vác và đi bộ phù hợp, các bài tập để tăng cường và kéo giãn các cơ bắp ở vùng thắt lưng, chân, các cơ bụng. Massage, siêu âm, điện nhiệt, nhiệt, và kéo nắn có thể được sử dụng trong thời gian ngắn.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn