bac-si-bat-mi-ung-dung-dieu-tri-cua-cac-thuoc-trong-benh-loang-xuong

Bác sĩ bật mí ứng dụng điều trị của các thuốc trong bệnh loãng xương

Mọi người  vẫn thường nghĩ loãng xương chỉ xuất hiện ở lứa tuổi trung niên khi mà phụ nữ đến tuổi mãn kinh còn nam giới thì thiếu hụt hocmon testosterone. Tuy nhiên ngày nay căn bệnh này đã “ phủ sóng” đến những người trẻ. Nhất là người trẻ đang trong độ tuổi lao động khiến công việc và sự nghiệp cũng bị ảnh hưởng không ít. Dưới đây là những thuốc trong điều trị loãng xương , mọi người cùng tham khảo nhé.

bac-si-bat-mi-ung-dung-dieu-tri-cua-cac-thuoc-trong-benh-loang-xuong

Bác sĩ bật mí ứng dụng điều trị của các thuốc trong bệnh loãng xương

Nguyên nhân

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết có rất nhiều nguyên nhân như bệnh lý nội tiết, bệnh mãn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp , hội chứng kém hấp thu, bệnh thận mạn, sử dụng thuốc làm tiêu xương như : thuốc NSAIDs ,… bên cạnh đó, lười vận động, dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… che chắn quá kĩ , không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến không kích hoạt được vitamin D

Ứng  dụng điều trị của các thuốc trong điều trị loãng xương

Bổ sung Calci

14-18 tuổi: 1300mg/ngày

19-50 tuổi: 1000mg/ngày

51 -70 tuổi, >70 tuổi: 1200 mg/ngày

Calci carbonat là muối lựa chọn vì có tỉ lệ calci cao nhất(40 %), rẻ tiền nhất. Nên uống lúc bụng no để tăng hấp thu. Tác dụng phụ gồm có táo bón (có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ liều và uống nhiều nước), đầy hơi, khó chịu, có thể gây sỏi thận. Calci  citrat không bị ảnh hưởng acid dịch vị nên không cần uống lúc no và ít gây tác dụng phụ trên dạ dày – ruột.

Vitamin D

Để hấp th calci tối đa cần duy trì nồng độ vitamin D dạng hoạt động ở mức bình thường. Qua một vài nghiên cứu cho thấy liều cao vit D (700 – 800 đơn vị/ngày ) làm giảm nguy cơ gãy xương hông và ngã té

Lợi ích của Vitamin D: cải thiện cơ, chức năng tim mạch, giảm nguy cơ ung thư, điều hòa miễn dịch trong các bệnh đa xơ cứng, tiểu đường tuyp 1, viêm khớp dạng thấp. Nên dùng tối thiểu 800 đơn vị/ngày vit D dưới dạng thực phẩm chức năng hoặc thuốc. Thường dùng cholecalciferol (vit D3 )hiệu quả hơn dùng ergocalciferol (vit D2 ). Tuy nhiên mỗi ngày dùng trên 1 viên đa sinh tố hay liều cao dầu gan cá không được khuyến khích vì nguy cơ quá liều vit A, điều đó làm tăng mất xương. Vì Vit D có thời gian bán thải là 1 tháng nên mỗi đợt điều trị là 3 tháng thì mới đạt nồng độ ổn định vit D. Người có vit D huyết thiếu sẽ có nguy cơ cao bị nhuyễn xương. Bệnh nhân bệnh gan thận nặng nên dùng vit D có hoạt tính do chức năng gan thận suy giảm không thực hiện chức năng chuyển hóa vit D thành dạng có hoạt tính.

bac-si-bat-mi-ung-dung-dieu-tri-cua-cac-thuoc-trong-benh-loang-xuong

Bác sĩ bật mí ứng dụng điều trị của các thuốc trong bệnh loãng xương

Bisphosphat

FDA công nhận Alendronat, risedronat, ibandronat (đường uống) phòng ngừa và chữa trị loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh. Vì thiếu dữ kiện về gãy xương ở nam giới nên thuốc không chỉ định cho gãy xương ở nam giới.

Tác dụng phụ – thận trọng: tác dụng phụ trên tiêu hóa ở mức tối thiểu nếu điều trị đúng cách, nếu không có thể loét, thủng, chảy máu dạ dày, ruột, không dùng chung với NSADIs. Hoại tử xương hàm hiếm gặp, xảy ra khi tiêm tĩnh mạch liều cao

Cách dùng: mỗi liều được dùng với ít nhất 180ml nước(không phải cà phê, nước trái cây, nước khoáng hay sữa) và 30 phút (60 phút đối với ibandronat) trước khi ăn bất cứ thuốc gì kể cả vit D, calci. Uống xong để bệnh nhân ở vị trí thẳng đứng vì thuốc gây viêm thực quản.

Calcitonin

Đây là chất được tiết từ tuyến giáp khi calci huyết tăng, được FDA công nhận trị loãng xương cho phụ nữ mãn kinh ít nhất trên 5 năm. Hiệu quả của thuốc kém hơn hiệu quả của những thuốc trị tiêu xương khác nên calcitonin là thuốc hàng thứ 3 trong điều trị loãng xương, thuốc này được phun và mũi hoặc đường uống. Liều dùng 100 đơn vị/ngày nhưng ít khi dùng vì tác dụng phụ và giá thành cao.

Điều trị bằng estrogen

Tức là điều trị phối hợp với progestin hoặc chỉ estrogen mặc dù estrogen được FDA chỉ định phòng ngừa loãng xương nhưng chỉ dùng trong thời gian ngắn cho phụ nữ cần estrogen để điều trị các triệu chứng mãn kinh như bừng bốc hỏa vì nguy cơ điều trị estrogen cao hơn lợi ích về xương.

Testosteron

Sự giảm testosteron huyết xảy ra khi có bệnh ở tuyến sinh dục, do điều trị bằng glucocorticoid, cắt bỏ tinh hoàn, mãn kinh nữ, ngừng tiết androgen nam . Điều trị thay thế testosteron cho nữ đã chứng tỏ được sự tăng chất khoáng trong xương. Testosteron cũng làm tăng chất khoáng xương ở đàn ông suy sinh dục, đàn ông cao tuổi với tình trạng hocmon giảm hoặc bình thường. Không nên sử dụng Testosteron cho riêng mỗi mục địch ngừa hoặc trị loãng xương mà nên kết hợp lợi ích giảm mất xương này cho các bệnh nhân cần điều trị các chứng suy sinh dục.

Lợi tiểu Thiazid

Lợi tiểu Thiazid tăng hấp thu calci trong nước tiểu. Các nghiên cứu cho thấy Lợi tiểu thiazid làm tăng khối lượng xương, giảm tốc độ mất xương và giảm gãy xương. Không nên chỉ định LT thiazid chỉ với mục đích điều trị loãng xương mà nên dùng cho bệnh nhân nào cần thuốc lợi tiểu lại kèm loãng xương hoặc các bệnh nhân đang dùng glucocorticoid bị mất calci 300mg/24 h trong nước tiểu.

Thuốc gây thành lập xương: Teriparatid

Hiện nay Teriparatid là thuốc duy nhất làm tăng thành lập xương, thuốc làm tăng thành lập xương, tăng tốc độ tái cấu trúc xương, tăng hoạt tính và tăng khối lượng xương.