bac-si-canh-bao-dung-chu-quan-neu-bi-chay-mau-mui

Bác sĩ cảnh báo đừng chủ quan nếu bị chảy máu mũi

Chảu máu mũi hay là tình trạng xuất huyết đường mũi. Có thể nhẹ nhưng cũng có khi rất nặng nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

bac-si-canh-bao-dung-chu-quan-neu-bi-chay-mau-mui

Bác sĩ cảnh báo đừng chủ quan nếu bị chảy máu mũi

Chảy máu mũi còn gọi là chảy máu cam như nhân gian vẫn thường gọi. Hầu hết mọi người có ít nhất một lần bị chảy máu mũi trong đời. Thường thì chỉ chảy một bên mũi, ít khi chảy cả hai mũi. Hiện tượng này chủ yếu gặp ở trẻ em nhiều gấp đôi so với người lớn. Nếu như chảy ít và hết hẳn thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu trong trường hợp chảy máu nhiều và liên tục thì tuyệt đối không nên bỏ qua, vì có thể liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm.

Chảy máu mũi thường xảy ra vào mùa lạnh, nam và nữ đều có tỷ lệ như nhau. Xảy ra khi các mạch máu nhỏ nằm bên trong mũi vỡ và chảy máu. Đặc điểm của các mạch máu này là rất mỏng và nằm sát bề mặt nên chúng rất dễ bị tổn thương.

Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các nguyên nhân thường gây chảy màu mũi: xì mũi mạnh hoặc thường xuyên, thường xuyên ngoáy hoặc day mũi, dị dạng các mạch máu ở mũi, chấn thương mũi hay các bệnh lý như viêm niêm mạc mũi từ nhiễm trùng đường hô hấp cấp, viêm xoang mãn tính, tăng huyết áp, thiếu canxi, sau phẫu thuật mũi, xoang.

Cách xử lý khi chảy máu mũi

  • Giữ bình tĩnh
  • Đừng nằm xuống, giữ thẳng lưng. Ngồi dậy hoặc đứng lên.
  • Sử dụng khăn giấy hoặc khăn ấm để ngăn chảy máu.
  • Chúi đầu về phía trước, tuyệt đối không được ngửa ra sau vì có thể làm cho máu chảy xuống cổ họng gây nôn ói.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai bên cánh mũi và thở qua đường miệng. Hãy làm điều này trong 10 phút. Nếu có thể hãy cần thêm ai đó kiểm tra thời gian giúp bạn.
  • Đặt túi nước đá vào sống mũi có thể giúp giảm chảy máu.
  • Xịt mũi bằng nước muối và làm ẩm không khí có thể làm giảm tình trạng khô mũi.
  • Không ngoáy, chà xát hoặc xì mũi. Nó có thể khiến mũi bạn chảy nhiều máu hơn.
  • Tránh các chất kích thích như khói thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn.

Nếu sau 10 phút bịt mũi mà chảy máu vẫn không ngừng thì tiếp tục bịt thêm 10 phút nữa. Sau 20 phút mà nó vẫn không dừng hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.

Phòng chảy máu mũi

  • Không nên có thói quen ngoáy mũi hoặc dùng bất cứ vật cứng, nhọn cho vào mũi. Tránh xì mũi quá mạnh.
  • Khi bên trong mũi thấy ngứa và khô, nó có thể kích thích bạn ngoáy mũi. Nhưng bạn có thể sử dụng dung dịch nước muối nhỏ mũi hoặc xịt mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày. Có thể sử dụng đầu ngón tay để bôi thuốc mỡ kháng sinh vào.
  • Làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể. Dùng khăn quàng hoặc khẩu trang khi trời lạnh, khô.
  • Tránh các hóa chất, bụi, thuốc lá, các yếu tố gây kích thích dị ứng.
  • Ngoài ra, bạn nên cho trẻ hay chảy máu mũi ngay cả người lớn bổ sung các thực phẩm thích hợp, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin C, B2, E như càm, quýt, bưởi, ổi, các loại rau xanh…

Trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về sơ cứu chảy máu mũi sẽ giúp bạn tự tin hơn khi gặp tình huống xảy ra và tránh được những sai lầm thường gặp.