Bệnh hay quên có thể xảy ra do tổn thương các vùng não đảm nhận việc ghi nhớ. Không giống như chứng mất trí nhớ tạm thời, chứng hay quên có thể xảy ra vĩnh viễn.
Bác sĩ tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh hay quên hiệu quả
Vì thế, bạn không thể chủ quan với một số triệu chứng thường thấy của bệnh hay quên. Dưới đây là một thông tin chi tiết về căn bệnh này khiến bạn không thể bỏ qua.
Chuyên gia y tế chỉ ra các nguyên nhân của bệnh hay quên
Chứng hay quên (tên tiếng Anh là Amnesia) là chứng bệnh làm người ta bị mất trí nhớ về các sự kiện, thông tin và các trải nghiệm. Mặc dù việc quên mất bản thân là ai là một chi tiết thường gặp trên phim truyền hình và điện ảnh nhưng trên thực tế, chứng hay quên không làm người bệnh quên mất bản thân mình. Thay vào đó, người bị bệnh thường còn rất minh mẫn và sáng suốt nhưng họ lại gặp vấn đề trong việc ghi nhớ thông tin mới và hình thành những kí ức mới. Hiện tại vẫn chưa có cách chữa trị đặc hiệu cho chứng hay quên nhưng các kĩ thuật giúp tăng cường trí nhớ và hỗ trợ tâm lý có thể giúp người bị chứng hay quên và người thân trong gia đình họ đối phó với nó.
Chức năng ghi nhớ bình thường có liên quan tới nhiều phần của não bộ. Bất kì các bệnh hoặc tổn thương ảnh hưởng tới não có thể cản trở quá trình ghi nhớ. Chứng hay quên có thể là kết quả của việc tổn thương cấu trúc hệ viền của não (hệ limbic), cấu trúc này kiểm soát các cảm xúc và trí nhớ của bạn. Hệ viền bao gồm đồi thị nằm sâu trong não bộ của bạn và hồi hải mã nằm trong thùy thái dương của não.
Chứng hay quên gây ra bởi tổn thương não được gọi là chứng hay quên thần kinh. Các nguyên nhân có thể gây ra chứng này là:
- Đột quỵ
- Viêm não là kết quả của quá trình viêm do virus gây ra như virus Herpes simplex, hoặc do quá trình phản ứng của hệ miễn dịch với tế bào ung thư ở đâu đó trong cơ thể (viêm não do u nguyên bào hệ viền) hoặc do phản ứng của hệ miễn dịch với sự biến mất của khối ung thư.
- Thiếu oxy tới não do nhồi máu cơ tim, bệnh phổi hoặc ngộ độc khí CO
- Lạm dụng rượu dẫn tới thiếu vitamin B1(hội chứng Wernicke – Korsakoff)
- Các khối u ở các vùng của não kiểm soát trí nhớ
- Các bệnh thoái hóa não như bệnh Alzheimerhoặc các kiểu khác của chứng mất trí nhớ
- Bệnh động kinh
- Dùng thuốc
Các chấn thương vào vùng đầu gây chấn động não do tai nạn giao thông hoặc trong lúc chơi thể thao có thể gây lú lẫn và gây khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới. Điều này hay xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục. Tuy nhiên chấn thương não thường không gây ra bệnh hay quên trầm trọng.
Một dạng khác hiếm gặp hơn của chứng hay quên là chứng hay quên tâm thần, bắt nguồn từ một cú sốc tình cảm hoặc sau chấn thương tâm lý như là nạn nhân của một vụ án phạm tội. Bác sĩ tư vấn cho người mắc rối loạn này có thể tạm thời mất các kí ức và thông tin về bản thân.
Chuyên gia y tế chỉ ra các nguyên nhân của bệnh hay quên
Tìm hiểu những triệu chứng thường gặp của bệnh hay quên
Chứng hay quên chia ra làm 2 nhóm chính:
- Nhóm mất khả năng lưu giữ thông tin mới đi kèm với chứng hay quên mới bắt đầu gần đây (chứng hay quên về trước)
- Nhóm mất khả năng nhớ lại các sự kiện trong quá khứ và các thông tin quen thuộc trước đây (chứng hay quên về sau)
Hầu hết những người mắc chứng hay quên có vấn đề với trí nhớ tạm thời, họ không thể lưu giữ các thông tin mới trong đầu. Các kí ức gần đây bị mất trong khi các kí ức xa hơn không bị ảnh hưởng. Một vài người có thể nhớ các trải nghiệm từ thời thơ bé hoặc biết tên các vị lãnh đạo trong quá khứ nhưng không có khả năng nhớ được tên của lãnh đạo hiện tại hoặc nhớ được bây giờ là tháng mấy hoặc sáng nay ăn gì.
Các kí ức bị mất không ảnh hưởng tới trí thông minh, hiểu biết chung, nhận thức, sự chú ý, phán đoán, nhân cách hoặc nhân dạng. Những người mắc chứng hay quên thường có thể hiểu được những từ được viết, nói và có thể học các kĩ năng như đi xe đạp hoặc chơi piano. Họ cũng có thể nhận biết được họ đang mắc một rối loạn trí nhớ.
Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo: chứng hay quên không giống như chứng mất trí nhớ. Chứng mất trí nhớ bao gồm trí nhớ bị mất và các vấn đề nhận thức quan trọng khác làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Dấu hiệu của sự lãng quên cũng là triệu chứng thường gặp của suy giảm nhận thức mức độ nhẹ, nhưng trí nhớ và các vấn đề nhận thức khác của chứng suy giảm nhận thức mức độ nhẹ không nghiêm trọng như ở chứng mất trí nhớ.
Các phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh hay quên?
- Trị liệu cơ năng
Bệnh nhân mắc chứng hay quên sẽ làm việc với chuyên gia trị liệu cơ năng để học các thông tin mới thay thế cho những thông tin đã mất hoặc dùng các kí ức còn nguyên vẹn để ghi nhớ các thông tin mới. Việc rèn luyện trí nhớ này có thể bao gồm nhiều cách khác nhau để sắp xếp các thông tin, làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn và cải thiện được sự hiểu biết trong các cuộc nói chuyện kéo dài.
Các phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh hay quên?
- Hỗ trợ kĩ thuật
Nhiều người mắc bệnh hay quên cảm thấy rất có ích khi sử dụng các kĩ thuật thông minh như điện thoại thông minh hoặc thiết bị cầm tay. Chỉ cần được hướng dẫn sử dụng và luyện tập sử dụng, ngay cả những người có chứng hay quên trầm trọng cũng có thể sử dụng các thiết bị điện tử này để thực hiện các công việc hằng ngày. Ví dụ, điện thoại thông minh có thể được lập trình để nhắc nhở họ về các sự kiện quan trọng hoặc nhắc nhở họ dùng thuốc. Các kĩ thuật công nghệ thấp giúp ghi nhớ là sổ tay, lịch treo tường, lời nhắc uống thuốc và các bức ảnh của mọi người và các nơi bệnh nhân từng đi qua.
- Thuốc hoặc thuốc bổ
Hiện nay chưa có loại thuốc nào để điều trị cho hầu hết các nhóm bệnh hay quên. Chứng hay quên gây ra bởi hội chứng Wernicke – Korsakoff do thiếu thiamin được điều trị bằng cách thay thế loại vitamin này và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ. Mặc dù việc điều trị bao gồm kiêng rượu có thể ngăn ngừa các tổn thương về lâu dài nhưng hầu hết các bệnh nhân không thể hồi phục hoàn toàn trí nhớ của họ được. Các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan tới việc hình thành trí nhớ để một ngày nào đó sẽ tìm ra cách điều trị mới cho các rối loạn về trí nhớ. Nhưng sự phức tạp của hoạt động não bộ làm cho việc khôi phục hoàn toàn trí nhớ chỉ bằng một loại thuốc trở nên bất khả thi.
Nguồn: Tapchisuckhoe.edu.vn