Bạch hầu căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

Bạch hầu là một trong những bệnh nhiễm trùng hô hấp nguy hiểm đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bạch hầu căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

Bạch hầu căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

Bạch hầu là bệnh gì?

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn bạch hầu, thường ảnh hưởng đến màng nhầy của mũi và họng gây đau họng, sốt, sưng nề đường hô hấp và khó thở ở trẻ. Trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của trẻ. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong, tỷ lệ cao hơn đối với trẻ em dưới 15 tuổi.

Triệu chứng nhận biết bệnh bạch hầu

Bác sĩ tư vấn: Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi một người bị nhiễm bệnh và có thể bao gồm:

  • Chất nhầy bao phủ niêm mạc cổ họng và amidan của trẻ
  • Đau họng và khàn giọng, khóc không ra tiếng
  • Các tuyến bị sưng (hạch bạch huyết mở rộng) ở cổ của bạn
  • Khó thở hoặc thở nhanh, gấp
  • Ho, chảy nước mũi
  • Sốt và ớn lạnh
  • Mệt mỏi, khó chịu

Ở một số người, nhiễm vi khuẩn bạch hầu gây ra chỉ là một bệnh nhẹ hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nào cả. Những người bị nhiễm bệnh vẫn không biết về căn bệnh của mình được gọi là người mắc bệnh bạch hầu, bởi vì họ có thể lây bệnh mà không bị bệnh.

Khi nào nên đưa trẻ đến khám bác sĩ?

Gọi cho bác sĩ gia đình của bạn ngay lập tức nếu bạn hoặc con bạn đã tiếp xúc với người mắc bệnh bạch hầu. Nếu bạn không chắc chắn liệu con bạn đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, hãy sắp xếp đưa trẻ đến trung tiêm chủng.

Triệu chứng nhận biết bệnh bạch hầu

Triệu chứng nhận biết bệnh bạch hầu

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây bệnh bạch hầu. Thông thường bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng. Bệnh bạch hầu lây lan qua 3 con đường:

  • Những giọt nước, dịch trong không khí: Khi một người bị nhiễm bệnh hắt hơi hoặc ho sẽ tiết ra một giọt dịch chưa vị khuẩn bạch hầu dẫn đến những người ở gần đó có thể hít phải vi khuẩn và nhiễm bệnh. Bạch hầu lây lan hiệu quả theo cách này, đặc biệt trong môi trường công cộng.
  • Vật dụng cá nhân bị ô nhiễm: Thông qua sử dụng vận dụng của người bị nhiễm bệnh, uống từ ly chưa rửa của người bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần với các vật phẩm khác mà dịch tiết của vi khuẩn có thể đọng lại.
  • Đồ gia dụng bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu: Trong những trường hợp hiếm hoi, bệnh bạch hầu lây lan trên các vật dụng gia đình dùng chung, chẳng hạn như khăn hoặc đồ chơi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu bằng cách chạm vào vết thương bị nhiễm trùng.Những người đã bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu và chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người không mắc bệnh trong vòng sáu tuần – ngay cả khi họ không có bất kỳ triệu chứng nào.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Những người có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu bao gồm:

  • Trẻ em và người lớn không được tiêm chủng mở rộng
  • Người sống trong điều kiện đông đúc hoặc môi trường ô nhiễm, vệ sinh kém
  • Những người đi du lịch đến các khu vực có dịch bạch hầu

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh bạch hầu

Biến chứng khi mắc bệnh bạch hầu ho gà

Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:

  • Vấn đề về hô hấp: Vi khuẩn gây bệnh bạch hầu có thể tạo ra độc tố. Độc tố này gây tổn thương mô ở khu vực nhiễm trùng thường là mũi và cổ họng. Tại vị trí đó, nhiễm trùng tạo ra một màng cứng màu xám bao gồm các tế bào chết, vi khuẩn và các chất khác. Màng này có thể cản trở hô hấp.
  • Đau tim: Độc tố bạch hầu có thể lây lan qua máu và làm hỏng các mô khác trong cơ thể như cơ tim gây ra các biến chứng như viêm cơ tim. Tổn thương tim do viêm cơ tim có thể nhẹ, biểu hiện là những bất thường nhỏ trên điện tâm đồ, hoặc nghiêm trọng, dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.
  • Tổn thương thần kinh: Độc tố cũng có thể gây tổn thương thần kinh có chức năng kiểm soát các cơ được trong hô hấp, các cơ này có thể bị tê liệt gây suy hô hấp và tử vong

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Trước khi có thuốc kháng sinh, bạch hầu là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Ngày nay, căn bệnh này có thể chữa được mà còn có thể phòng ngừa được bằng vaccin DTaP cho trẻ em và vaccin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn