Ho là cơ chế bảo vệ tốt của bộ máy hô hấp, bị ho kéo dài có thể là một triệu chứng gây khó chịu, nhưng cũng có thể biểu hiện một bệnh lý nghiêm trọng mà chúng ta không được chủ quan, vậy cùng tìm hiểu mẹo xử trí cực hay từ Bác sĩ nếu bạn đang bị ho kéo dài nhé !
Bị ho kéo dài và mẹo xử trí cực hay từ Bác sĩ
Ho là một phản xạ có điều kiện, nhằm tống các chất bài tiết, vi sinh vật hoặc dị vật ra ngoài. Ho có thể xảy ra một cách vô ý hoặc cố ý. Nhiều virus, vi khuẩn có thể truyền nhiễm từ vật chủ này qua vật chủ khác và gây bệnh thông qua động tác ho. Khi ho các cơ hô hấp được huy động tối đa, co lại làm cho áp lực trong lồng ngực tăng lên đủ lực để tống dị vật ra ngoài. Nhưng khi ho nhiều, kéo dài thường làm con người ta trở lên mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tình trạng bệnh tật sẵn có của họ.
Nguyên nhân gây ho
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới là nguyên nhân chủ yếu gây ho. Đặc điểm của ho trong các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là xuất hiện nhanh, chảy mũi, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ù tai. Ho khan hoặc ho có đờm. Ho có thể kéo dài nếu không được điều trị đúng cách và gây ra các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Ho là dấu hiệu chủ yếu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Ho lúc đầu là ho khan, sau đó ho có đờm. Màu sắc của đờm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như từng giai đoạn. Các bệnh lý của phổi cũng là nguyên nhân gây ho như: lao phổi, hen, áp xe phổi, ung thư phổi, bụi phổi, dị vật đường hô hấp hay cả dị ứng cũng có tác dụng gây ho.
Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết ho là cơ chế bảo vệ cơ thể, chúng ta phải tôn trọng. Nó là một cơ chế tốt của bộ máy hô hấp. Nhưng khi ho kéo dài, liên tục và kèm theo các triệu chứng khác như đau ngực, khạc đờm mủ, xanh, sốt thì ngay lập tức bạn nghĩ đến một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay.
Lời khuyên của thầy thuốc
+ Điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh. Giữ ấm vào mùa lạnh nhất là vùng cổ, ngực. Vì khi thời tiết lạnh sẽ rất dễ khích thích gây ho và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng về đường hô hấp.
+ Tập luyện thể dục thể thao phù hợp để tăng cường sức đề kháng thích nghi với điều kiện khí hậu, thời tiết. Ăn uống hợp lý, đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm.
+ Môi trường sống trong lành, trồng nhiều cây xánh, tránh những khu công nghiệp khói bụi, ô nhiễm. Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc lá, phấn hoa, mùi lạ, lông súc vật, khói than…
+ Nên uống đủ nước mỗi ngày. Khi ho bạn cần tăng thêm lượng nước uống vào, tránh môi trường khô, lạnh. Uống nước hoa quả vừa cung cấp lượng nước mất đi qua đường thở, ho vừa bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể và hỗ trợ thêm hệ miễn dịch.
+ Hít hơi ấm, ẩm có thể giúp làm loãng đờm. Hay bạn có thể xông hơi nước nóng bằng các tinh dầu bạc hà, tinh dầu bưởi, tắm nước ấm là biện pháp đơn giản nhất.
+ Các liệu pháp dân gian bạn có thể áp dụng như: Dùng quất và mật ong hấp lên để ngậm. Hay chanh và mật ong trộn vào hòa với nước ấm uống giúp trị ho và viêm họng.
Ho giúp cơ thể loại bỏ các dị vật kích thích ở đường hô hấp. Là một phản ứng tốt của cơ thể. Nhưng khi khi ho kéo dài thì nó sẽ gây ra một loạt những khó chịu, mệt mỏi cho bệnh nhân. Hãy bổ sung cho bản thân những kiến thức để phòng tránh và bảo vệ cơ thể.