bi-kip-cung-cap-chat-beo-cho-tre-em-dung-cach-duoc-bat-mi-tu-bac-si

Bí kíp cung cấp chất béo cho trẻ em đúng cách được bật mí từ Bác sĩ

Chất béo là một chất dinh dưỡng đa lượng vô cùng cần thiết đối với trẻ em. Nhưng xoay quanh chất dinh dưỡng này, chúng ta vẫn còn một số nhầm lẫn. Vậy cung cấp chất béo cho trẻ như thế nào là hợp lý? Câu trả lời sẽ có trong bài phỏng vấn các bác sĩ, chuyên gia đến từ trường Cao đẳng Y Dược Việt Nam sau đây.

bi-kip-cung-cap-chat-beo-cho-tre-em-dung-cach-duoc-bat-mi-tu-bac-si

Bí kíp cung cấp chất béo cho trẻ em đúng cách được bật mí từ Bác sĩ

Hỏi: Thưa bác sĩ, trẻ em là đối tượng đang lớn. Nhu cầu dinh dưỡng của các em rất lớn nhằm cung cấp những vật liệu nền tảng cho cơ thể. Vì thế, nhu cầu mọi chất dinh dưỡng nói chung và nhu cầu chất béo nói riêng đều tăng. Cho nên, nếu có ăn nhiều chất béo thực cũng chẳng sao đúng không ạ?

Trả lời:

Chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết quan điểm trên hoàn toàn không đúng chút nào. Bất cứ thứ gì nằm trong chế độ dinh dưỡng đều có một giới hạn nhất định. Nếu vượt quá giới hạn này đều bước sang ngưỡng cửa thừa và lạm dụng. Chất béo cũng như vậy.

Mặc dù trẻ em là đối tượng đang lớn và đang cần nhiều dinh dưỡng. Chất béo lại là 1 trong 2 chất tham gia cấu trúc cơ thể. Song điều đó không có nghĩa là được dùng chất béo vô hạn.

Vai trò của chất béo với trẻ em là kiến tạo màng tế bào, màng các bào quan, xây dựng lên các hoóc-môn steroid như hoóc-môn hướng dục, tham gia cấu tạo nên phần lớn cấu trúc của hệ thần kinh. Đây cũng là chất tạo nên sự mỡ màng, mũm mĩm và đáng yêu của trẻ. Vì vậy chất béo rất quan trọng.

Nhưng dù thế, lượng của chúng cũng có giới hạn nhất định. Nhìn chung, lượng của chất béo cho trẻ em nói chung không nên vượt quá 30% khẩu phần. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì lượng chất béo nên là 40%. Với trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, lượng chất béo chỉ nên là 30%. Bắt đầu ở độ tuổi đi học, chỉ nên là 25%. Từ độ tuổi tiếp theo đến trưởng thành (12 – 18 tuổi), lượng chất béo chỉ nên dừng ở 20%.

Nếu cứ cố tình cho trẻ ăn nhiều chất béo, hậu quả trước mắt đương nhiên sẽ là béo phì. Mà sự hệ lụy sâu sa trong tương lai là bé sẽ phải gánh một nguy cơ rối loạn chuyển hóa như tăng huyết áp vô căn, đái tháo đường týp 2 và các bệnh tự miễn. Vì thế, cho trẻ ăn đủ chất béo, không thừa và cũng không thiếu.

Hỏi: Thưa bác sĩ, người ta vẫn bảo chất béo động vật không có lợi bằng chất béo thực vật. Vì chất béo động vật chứa nhiều nguy cơ gây bệnh hơn. Vậy bỏ luôn chất béo động vật có được không ạ? Điều này là tốt hay là không tốt?

Trả lời:

Đúng là chất béo động vật ẩn chứa nhiều nguy cơ sức khỏe với chúng ta. Đó là bởi vì chất béo động vật chứa nhiều acid béo no. Trong 100g mỡ lợn có khoảng 40g acid béo no, còn lại là 55g acid béo không no. Bên cạnh đó, mỡ động vật còn có nhiều cholesterol, trong 100g có khoảng 95mg cholesterol. Đây là các thành phần dễ bám vào thành mạch làm xơ vữa động mạch, không có lợi. Thêm vào đó, mỡ động vật có mùi vị thơm ngon và độ ngậy khi chế biến. Vì thế tạo cảm giác thèm ăn và ăn nhiều hơn mức cho phép.

Nhưng đó không phải là tất cả về chất béo động vật. Đứng về mặt chuyển hóa, chuyển hóa acid béo no đơn giản hơn acid béo chưa no. Acid béo no còn là thành phần tham gia vào cấu tạo màng tế bào. Có tới hơn 50% chất béo ở màng tế bào là acid béo no. Acid béo no mạch dài giúp tăng cường hấp thụ canxi, acid béo no mạch ngắn có khả năng kháng lại vi khuẩn sinh sản. Vì thế, acidt béo no cũng không hoàn toàn là khôg tốt với trẻ em.

bi-kip-cung-cap-chat-beo-cho-tre-em-dung-cach-duoc-bat-mi-tu-bac-si

Một thực đơn chuẩn sẽ gồm cả chất béo động vật và chất béo thực vật

Vì vậy, một thực đơn chuẩn sẽ gồm cả chất béo động vật và chất béo thực vật. Chất béo động vật thường đi kèm với thịt. Vì thế, chế độ ăn của trẻ cần có dầu ăn nhưng nhớ phải kèm cả thịt hàng ngày thì mới thực sự đủ chất và cân bằng. Một tuần bạn nên chế biến thực phẩm với mỡ động vật khoảng 2 bữa là đủ. Tỉ lệ mỡ động vật và dầu thực vật nên là 3/7 trong đó nếu mỡ động vật là 3 phần thì dầu thực vật là 7 phần.

Hỏi: Thưa bác sĩ, đã là chất béo thực vật thì loại nào cũng tốt và cho trẻ ăn loại nào cũng như loại nào. Không có sự khác biệt quá lớn giữa chúng đúng không ạ?

Trả lời:

Điều này cũng hết sức sai lầm. Mỗi một loại hạt chứa dầu có tên khác nhau, nên đương nhiên chúng sẽ có thành phần dầu cũng khác nhau.

Các loại dầu thực vật sẽ khác nhau ở thành phần acid béo no, thành phần acid béo không no, thành phần các vitamin quan trọng đi kèm.

Có loại dầu thực vật rất giàu acid béo chưa no như dầu mè, dầu oliu có khoảng trên 80% là acid béo chưa no (rất giàu acid béo chưa no), 12 – 15% là acid béo no; dầu lạc có 75% là acid béo chưa no, 16 – 17% là acid béo no; dầu đậu nành có 70% là acid béo chưa no, 15% là acid béo no; dầu dừa thì có tận 85% là acid béo no và chỉ khoảng 8% là acid béo chưa no.

Chúng cũng khác nhau về thành phần vitamin đi kèm. Vitamin K rất phong phú ở dầu nành, dầu oliu và dầu mè, trong khi đó vitamin E lại có rất nhiều trong dầu ngô và dầu lạc.

Vì thế, khi chọn dầu cho trẻ em, bạn nên chọn loại dầu nào có hàm lượng tương đối acid béo chưa no, nhiều vitamin E và có bổ sung vitamin A, D và canxi như dầu oliu, dầu lạc, dầu đậu nành là rất tốt.