bieu-hien-khi-thieu-vitamin-K-va-anh-huong-tram-trong-cua-no

Biểu hiện khi thiếu vitamin K và ảnh hưởng trầm trọng của nó

Vitamin K có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu và sức khỏe tim mạch. Nếu thiếu vitamin K sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng trầm trọng, cùng tìm hiểu mức độ nguy hiểm nếu cơ thể của bạn bị thiếu vitamin K qua bài viết dưới đây nhé!

bieu-hien-khi-thieu-vitamin-K-va-anh-huong-tram-trong-cua-no

Biểu hiện khi thiếu vitamin K và ảnh hưởng trầm trọng của nó

Vitamin K là một vitamin tan trong dầu. Có 3 dạng vitamin K: vitamin K1 có trong thực phẩm, thường thấy trong các loại rau lá xanh như cải bó xôi, cải xoắn. Vitamin K2 được sản xuất bởi các vi khuẩn ở ruột già và vitamin K3 là một loại thuốc tổng hợp.Vitamin K rất cần thiết cho quá trình tổng hợp phức hệ prothrombin cần thiết cho quá trình đông máu. Một số chức năng khác cũng được phát hiện gần đây là vai trò khoáng hóa xương, bảo vệ hệ tim mạch, chống oxy hóa… Vitamin K1 chịu trách nhiệm hình thành cục máu đông trong máu, giúp ngăn ngừa chảy máu trong và ngoài. Nếu không có vitamin K1, máu sẽ không đông lại được. Vitamin K2 giúp tham gia xây dựng xương và cũng tham gia vào qua trình đông máu.

Nguyên nhân của thiếu vitamin K là gì?

+ Dinh dưỡng kém là là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên tình trạng thiếu vitamin K. Ăn các loại thực vật đã hydro hóa, chất béo dạng trans gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin K.

+ Các vấn đề về đường ruột như viêm ruột mãn tính, loét dạ dày, ruột, hội chứng rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích, bệnh về gan mật cũng góp phần gây nên bệnh.

+ Thuốc: sử dụng kháng sinh dài ngày, các thuốc hạ cholesterol…

Triệu chứng của thiếu vitamin K

+ Các triệu chứng dễ nhận thấy nhất như dễ bầm tím, xuất huyết đường tiêu hóa, chảy máu mũi, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nặng, có thể xuất hiện máu trong nước tiểu. Thiếu vitamin K có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều ngay cả khi bị thương nhẹ, gây thiếu máu.

+ Tình trạng yếu xương, phát triển ung thư, các vấn đề về tim mạch.

+ Trẻ sơ sinh có lượng giự trữ vitamin K thấp, trong khi hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ không cao, lượng vitamin K sản sinh trong ruột chưa đầy đủ, nên trẻ ở độ tuổi này rất dễ bị thiếu vitamin K, gây nên xuất huyết não – màng não. Để đề phòng bệnh lý này, nên sử dụng một liều vitamin K tổng hợp ngay sau khi sinh.

bieu-hien-khi-thieu-vitamin-K-va-anh-huong-tram-trong-cua-no

Làm sao để phòng ngừa thiếu hụt vitamin K?

Chuyên gia Y tế Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo để phòng ngừa thiếu vitamin K chúng ta cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K. Co thể hấp thu tốt vitamin K thông qua thực phẩm. Tuy nhiên, vitamin K là một loại vitamin tan trong dầu nên bạn phải tiêu thụ vitamin K cùng với chất béo mới có hiệu quả. Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin K như:

+ Cải bó xôi chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, trpng đó có vitamin K.

+ Cải xoăn rất giàu vitamin K, giúp giảm cholesterol và phòng ngừa ung thư.

+ Bắp cải cũng chứa nhiều vitamin K nhưng không bằng cải xoăn.

+ Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất và vitamin.

+ Húng quế chứa rất nhiều vitamin K. Bạn chỉ cần dùng 1 lượng nhỏ là bỏ sung đủ vitamin K cho cơ thể.

+ Ngoài ra còn có các thực phẩm khác như súp lơ, ngò tây, rau diếp, gan bò, củ cải tươi…

Giống như tất cả các loại vitamin khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E… Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể chúng ta. Nếu thiếu vitamin K, cơ thể sẽ gặp phải không ít những rắc rối nêu trên. Để đề phòng thiếu vitamin K, các bạn nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm có chứa nhiều vitamin K.