Sức bền chính là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
- Tổng quan về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết Xuất huyết tiêu hóa
- Hậu quả khi ăn quá nhiều quả bơ là gì?
- Những điều bà mẹ cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ
Các phương pháp giáo dục sức bền trong giáo dục tố chất thể lực
Dưới đây là một số cách thức để phát triển sức bền trong giáo dục tố chất thể lực hiện nay.
Những nhiệm vụ và yêu cầu
Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố. Do đó để phát triển sức bền, phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố đó.
Trong số những nhân tố chi phối sức bền phải kể đến:
+ Kỹ thuật thể thao hợp lý, bảo đảm phát huy được hiệu quả và đồng thời tiết kiệm được năng lượng trong khi vận động.
+ Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh.
+ Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp.
+ Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.
+ Cơ thể có nguồn năng lượng lớn.
+ Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý.
+ Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí.
Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với lượng vận động ngày càng lớn. Điều này đòi hỏi người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác mệt mỏi đôi khi rất nặng lệ và cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập. Mặt khác, đòi hỏi có sự tích luỹ, thích nghi dần dần và kéo dài liên tục trong nhiều năm. Những ý đồ nôn nóng, gò ép, đốt cháy giai đoạn chẳng những không đem lại kết quả, mà còn có hại đối với người tập.
Nâng cao sức bền chung là cơ sở để nâng cao sức bền chuyên môn và nâng cao năng lực vận động của cơ thể nói chung. Tập luyện có hệ thống sẽ nâng cao được sức bền một cách đáng kể.
– Các yếu tố lượng vận động trong tập luyện nâng cao sức bền: Tất cả các phương tập luyện nâng cao sức bền trong các môn thể thao có chu kỳ đều dựa trên sự kết hợp của 5 yếu tố cơ bản của lượng vận động. Đó là tốc độ hay cường độ bài tập; thời gian thực hiện bài tập; thời gian nghỉ giữa quãng; tính chất nghỉ ngơi giữa quãng; số lần lặp lại.
Những nhiệm vụ và yêu cầu
Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí
+ Khả năng ưa khí của cơ thể là khả năng tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động cơ bắp thông qua quá trình Oxy hoá các hợp chất giàu năng lượng trong cơ thể.
+ Để nâng cao khả năng ưa khí cần giải quyết 3 nhiệm vụ: Nâng cao khả năng hấp thụ Oxy tối đa, nâng cao khả năng kéo dài thời gian mức hấp thụ Oxy tối đa, làm cho hệ thống tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động với hiệu xuất cao.
+ Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể là phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và phương pháp lặp lại.
Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí
+ Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng phóng năng lượng không có sự tham gia của Oxy).
+ Nâng cao khả năng ưa khí cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng yếm khí tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí.
+ Tuy nhiên nhiệm vụ chính ở đây là tăng cường khả năng giải phóng năng lượng nhờ các phản ứng phân huỷ Photphocrêatin và phân huỷ glucôza, đồng thời nâng cao khả năng chịu đựng trạng thái nợ Oxy ở mức cao.
Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế giải phóng năng lượng từ Photphocrêatin có những đặc điểm sau:
+ Cường độ hoạt động gần tới mức tối đa hoặc thấp hơn một chút.
+ Thời gian nghĩ giữa quãng từ 2 – 3 phút.
+ Sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực.
+ Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện của người tập, sao cho tốc độ không bị giảm.
Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí
Để hoàn thiện cơ chế glucô phân (tức nâng cao khả năng yếm khí của cơ thể) cần áp dụng những bài tập trên trang bác sĩ tư vấn có những đặc điểm sau đây:
+ Cường độ vận động (tốc độ di chuyển) xấp xỉ tối đa.
+ Thời gian mỗi lần lặp lại có thể từ 20 giây đến 2phút (các cự ly bơi 200m, các cự ly chạy từ 200m – 600m).
+ Khoảng cách nghỉ ngơi nên giảm dần sau mỗi lần lặp lại. VD Giữa lần thứ nhất và thứ hai nghỉ 5-8phút, lần thứ hai và lần thứ 3 từ 3 – 4phút.
+ Tính chất nghỉ ngơi trong trường hợp này không cần phải là nghỉ ngơi tích cực, nhưng cũng cần tránh trạng thái hoàn toàn là yên tĩnh..
+ Số lần lặp lại trong hoạt động có quãng nghỉ giảm dần thường không quá 3 – 4 lần.
Trên đây đã trình bầy các phương pháp tác động có chọn lọc đến những cơ chế yếm khí riêng biệt. Trong thực tế, các phương pháp được áp dụng thường mang tính tổng hợp hơn. Kết hợp những tác động nhằm nâng cao khả năng ưa khí với khả năng yếm khí. Bởi vì khả năng ưa khí là cơ sở để phát triển những khả năng yếm khí, còn cơ chế glucô phân là cơ sở để phát triển cơ chế phôtphocrêatin. Đồng thời các phản ứng yếm khí là nhân tố quan trọng để kích thích phát triển khả năng ưa khí.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn