Cách phát hiện và khắc phục nói ngọng ở trẻ

Nói ngọng là xuất hiện ở nhiều trẻ. Hầu hết nói ngọng sẽ dần cải thiện theo thời gian, nhưng có những trường hợp trẻ sẽ ngọng lúc lớn lên. Cha mẹ cần phát hiện để khắc phục cho trẻ kịp thời.

Cách phát hiện và khắc phục nói ngọng ở trẻ

Cách phát hiện và khắc phục nói ngọng ở trẻ

Bạn cần quan tâm đến cách phát hiện và khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ.

Cách phát hiện trẻ nói ngọng

Ngọng là một biểu hiện phát triển ngôn ngữ thường thấy ở trẻ dưới 6 tuổi. Có thể nhận biết trẻ bị ngọng qua các dấu hiệu như:Trẻ cử động môi, miệng, lưới, hàm dưới…khó khăn và chậm,nói chậm, nói khó, không rõ ràng, có lỗi phát âm,có hơi thở ngắn, không đều. Để kiểm tra kỹ hơn, yêu cầu trẻ há miệng, ngậm miệng, thè lưỡi ra xa, lên trên, xuống dưới, sang hai bên và quan sát xem trẻ có bất thường gì hay không. Yêu cầu trẻ nhắc lại một số từ đơn và ghi lại các lỗi phát âm. Nếu phát hiện trẻ nói sai cần phân tích kỹ xem trẻ sai  âm nào, sai như thế nào, sai nguyên âm, phụ âm  hay sai thanh điệu. Kiểm tra lại bằng các từ có chứa thành phần mà trẻ phát âm sai.

Cách khắc phục nói ngọng cho trẻ

Nếu phát hiện trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy trẻ, hỗ trợ trẻ từ bài tập cơ bản đến nâng cao, tránh la mắng hay thúc giục khiến trẻ bị tâm lý sợ hãi, tự ti mà cần tạo tâm lý vui vẻ. Việc tập luyện cho trẻ cần tuân theo nguyên tắc mỗi bài tập cần ngắn bởi khả năng tập trung vào bài tập của trẻ bị hạn chế. Nếu kéo dài thời gian sẽ khiến trẻ khó tập trung mà lại tạo ra sự cáu gắt ở bậc phụ huynh. Thời gian tập chỉ nên kéo dài 2-3 phút. Tuy nhiên phải tập nhiều lần trong ngày để đảm bảo trẻ được tập 20-30 phút mỗi ngày. Khi tập luyện phải giám sát bằng tai nghe, ghi âm lại và cho trẻ nghe lại để cho trẻ biết lỗi sai và giúp trẻ phân biệt âm đúng.  Khi trẻ đã phát âm đúng cách cần cho trẻ biết và yêu cầu trẻ phát âm lại. Khi tập trẻ cần phát âm nhẹ nhàng, không cần dùng sức để âm phát ra không thường và dễ sát nhập với các âm khác.

Cách khắc phục nói ngọng cho trẻ

Cách khắc phục nói ngọng cho trẻ

Các kỹ thuật tập cho trẻ

Bác sĩ tư vấn: Khi tập cho trẻ cần dạy cho trẻ các cử động miệng lưỡi, cơ quan phát âm bằng các cử động há miệng rồi ngậm lại, thè lưỡi dài ra trước, lên trên, sang trái, sang phải, cho trẻ đưa lưỡi lên chạm vào vòm miệng, bôi mật ngọt hoặc đường quanh miệng để trẻ tập liếm. Hướng dẫn  trẻ tập xì, kéo dài âm “x” càng dài càng tốt, nếu trẻ xì ngắn trẻ sẽ bị giọng mũi hở và không rõ các phụ âm đầu nếu trẻ bị hở vòm miệng. Tập kéo dài hơi cho trẻ  bằng cách cho trẻ tập thổi bóng, thổi kèn hoặc thổi bong bóng xà phòng.  Nếu trẻ sai âm nào cần sửa âm đó, nếu trẻ ngọng cả nguyên âm lẫn phụ âm thì tập cho trẻ rõ nguyên âm trước rồi mới tập phụ âm. Việc tập cử động miệng, lưỡi, tập thổi, tập xì, tập nguyên âm thường phải làm với trẻ bại não hoặc trẻ có bệnh lý thần kinh vì những trẻ này thường lưỡi cứng nên nói chậm, nói ngọng. Dạy trẻ các phụ âm môi m, b. Khi trẻ nói âm đó rõ thì ghép với nguyên âm a rồi đến các nguyên âm khác. Sau đó cho trẻ tập với các phụ âm khác khó hơn, tập ghép phụ âm với nguyên âm đơn giản như a,i… rồi đến các từ đơn chứa nguyên âm trẻ vừa học được như tai, táo…khi trẻ đã nói được nhiều từ đơn thì cho trẻ ghép thành câu ngắn.  Việc sửa lỗi phát âm cần thực hiện kể cả khi trẻ nói chuyện hay đọc sách.

Để có thể tạo điều kiện tập luyện cho trẻ cần có sự hỗ trợ từ cả gia đình và nhà trường. Mọi người xung quanh nên nói chậm cùng trẻ và để trẻ có thời gian nói, tránh để tâm lý tự ti, mặc cảm cho trẻ, đặc biệt là môi trường trường học cần có sự cảm thông từ bạn bè, giáo viên, tránh trêu đùa khiến trẻ ngại giao tiếp, giao lưu, kết bạn.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn