Calci và vai trò với sức khỏe

Là một trong những khoáng chất được biết đến nhiều nhất với vai trò giúp xương  và răng chắc khỏe. Việc bổ sung calci rất được chú trọng. Vậy vai trò của Calci đối với sức khỏe là gì?

Calci và vai trò với sức khỏe

Calci và vai trò với sức khỏe

Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về Calci mà bạn nên tham khảo ngay từ bây giờ.

Calci là chất khoáng quan trọng                                                      

Chất khoáng lá một trong 6 loại dưỡng chất cần thiết cho sự sống, đặc điểm của chất khoáng là không chứa nguyên tử carbon trong cấu trúc. Chất khoáng được chia theo mức tồn tại trong cơ thể mà chia thành chất khoáng đa lượng hay chất khoáng vi lượng. Khoáng đa lượng là là lượng chất khoáng tồn tại trong cơ thể lớn 0,05% trọng lượng cơ thể và khoáng vi lượng nhỏ hơn 0,05% trọng lượng cơ thể.

Bác sĩ tư vấn Calci là chất khoáng đa lượng, tỷ lệ calci trong cơ thể chiếm 1,5 – 2,2% trọng lượng. Hầu hết mọi người đều biết tới vai trò của calci cho xương và răng, ngoài ra calci còn liên quan đến nhiều chức năng khác của cơ thể, điều hòa nhiều quá trình sinh hóa.

Vai trò của calci đối với  tạo xương là rất quan trọng, từ thời kỳ bào thai xương được hình thành rất sớm ngay trong những tuần đầu tiên với nguyên khởi là một hình ống chắc dần – là khuôn xương để các xương khác tập hợp lại. Khuôn xương này có cấu tạo bao gồm collagen, gelatin nên rất mềm dẻo. Theo quá trình phát triển có sự  lắng đọng chất khoáng vào trong xương làm cho xương cứng chắc dần. Quá trình này gọi  là quá trình xương hóa – calci hóa bởi chất đóng vai trò quan trọng nhất trong các phức hợp là: Calciphosphate, apatite, hỗn hợp calciphosphate và hydroxyapatite… do đó calci và phosphorus được coi là những chất khoáng chủ yếu trong tạo xương. Vào thời điểm trẻ có thể đứng dậy bước đi, chính là thời điểm bộ xương đã được calci hóa đủ để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Một số nghiên cứu tại Nhật cho thấy, khẩu phần ăn nghèo calci thường kết hợp với chiều cao thấp.

Vai trò của calci với tạo răng bởi trong cấu trúc của men răng và xương răng có một  lượng lớn hydroxyapatite – một phức hợp của calci. Quá trình calci hóa các răng  sữa bắt đầu từ thời kỳ bào thai khoảng 20 tuần tuổi và hoàn thiện trước khi trẻ mọc răng ( 6 tháng tuổi), răng vĩnh viễn bắt đầu được calci hóa từ khi trẻ 3 tháng tuổi đến 3 năm tuổi – ngay từ khi trẻ còn đang mọc răng sữa. Thiếu hụt calci trong quá trình tạo răng sẽ dẫn tới men răng kém và nguy cơ sâu răng.

Calci còn cần cho quá trình đông máu, bởi quá trình hình  thành các sợi tơ huyết nơi tổn thương để tạo cục máu đông cần sự có mặt của calci.

Calci còn có vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, quá trình co cơ, hấp thu vitamin B12, hoạt động của các ezyme thiêu hóa mỡ… Tuy nhiên sự thay đổi calci trong chế độ ăn ít khi thấy biểu hiện tức thì trên cơ quan đích, bởi cơ thể có cơ chế cân bằng giữa calci huyết và calci xương.

Calci là chất khoáng quan trọng                                                      

Calci là chất khoáng quan trọng  

Thiếu và thừa calci

Mọi người thường được giải thích rằng thiếu calci sẽ gây còi xương ở trẻ em và loãng xương  ở người lớn, còn thừa calci sẽ gây sỏi thận. Vậy những kiến thưc phổ thông này liệu có chính xác?

Đầu tiên về nhu cầu calci khuyến cáo cho mỗi giai đoạn phát triển là khác nhau: Mang thai, trẻ nhỏ, người trưởng thành và người già… Calci được cung cấp thông qua thực phẩm và thực phẩm chức năng. Calci muốn hấp thu và phát huy được vai trò cần sự có mặt của vitamin D.

Cơ thể thiếu calci cung cấp từ khẩu phần ăn, ban đầu sẽ huy động calci tự do trong xương để đảm bảo nồng độ calci máu trong giới hạn. Tình trạng thiếu calci kéo dài khiến giảm quá trình cốt hóa xương, loãng xương. Khi cơ chế bù trừ không đủ hoặc vì nguyên nhân nào đó gây hạ calci máu với biểu hiện đặc trưng: Tê, chuột rút, co quắp bàn tay ( bàn tay đỡ đẻ)… nặng hơn có thể gây co thắt phế quản, khó thở, co giật, rối loạn nhịp tim…

Thừa calci sẽ gây tăng calci trong máu dẫn tới hoạt động bất thường của tuyến cận giáp, hình  thành apatite khiến xương cứng, giòn và dễ gãy, hình thành sỏi thận và tổn thương não.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn