Chăm sóc trẻ bị nấm miệng

Trẻ em nhất là trẻ sơ sinh có tỉ lệ bị nấm miệng khá cao, tình trạng này không khó để phát hiện và chữa trị. Bố mẹ cần trang bị sẵn cho mình những thông tin về cách chăm sóc và điều trị bệnh này để xử lý kịp thời cho bé.

Chăm sóc trẻ bị nấm miệng

Chăm sóc trẻ bị nấm miệng

Dưới đây là thông tin chi tiết về việc chăm sóc trẻ bị nấm miệng để biết cách phòng tránh.

Nguyên nhân gây nấm miệng cho trẻ

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ do nấm ở miệng gặp điều kiện thuận lợi để phát triển gây ra bệnh. Những điều khiện thuận lợi cho nấm phát triển như hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ, trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc chấn thương, tiểu đường …

Bác sĩ tư vấn: Dấu hiệu nhận biết nấm lưỡi ở trẻ là sự xuất hiện của những đốm trắng đục hoặc vàng nhạt ở trên lưỡi hoặc niêm mạc miệng của trẻ. Những mảng đốm trắng này sẽ lan nhanh chóng sang những khu vực trong miệng như lưỡi, lợi, niêm mạc miệng và vòm họng. Nếu trẻ có biểu hiện đau miệng, nứt ở góc miệng khiến bé khó chịu khi cho ăn là thời điểm nấm bắt đầu tấn công người bệnh.

Khi trẻ khó chịu đau đớn, trẻ sẽ biếng ăn và ăn không ngon khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Nếu trẻ có những dấu hiệu kể trên và bác sĩ đã chắc chắn trẻ bị nấm lưỡi thì bạn mới được sử dụng thuốc kháng nấm dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Để điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên rơ miệng cho trẻ bằng các loại thuốc kháng nấm thích hợp như:

Những thuốc kháng nấm mẹ có thể sử dụng để rơ miệng cho bé như: Miconazole dạng kem và Nystatin dạng kem.

Nếu trẻ mới chỉ đang ở tình trạng nhẹ mới bị nấm thì mẹ có thể dùng nước muối sinh lý rơ miệng cho bé hằng ngày. Hoặc có thể sử dụng dung dịch Lodo Povidin 1% rơ miệng cho trẻ thay thế nước muối sinh lý.

Còn khi trẻ bị nấm nặng hơn thì bố mẹ nên sử dụng các loại thuốc kể trên để cho trẻ uống hoặc bôi để điều trị cho trẻ.

Tuyệt đối không sử dụng mật ong để sát khuẩn miệng cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa bào tử của vi khuẩn khi vào dạ dày trẻ nó có thể chuyển thành vi khuẩn sống gây độc cho trẻ.

Điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên rơ miệng cho bé lúc bé đói là sau khi ăn sữa 2 tiếng và phải vệ sinh tay mẹ sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ.

Một số chú ý khi điều trị bệnh nấm miệng cho trẻ sơ sinh

Nếu mẹ phát hiện trẻ có dấu hiệu bị nấm cần điều trị sớm nhất có thể, không để các lớp nấm dày lên khi rơ sẽ để lại lớp niêm mạc trầy đỏ bên dưới khiến trẻ đau và khó chịu.

Sau khi trẻ hết nấm ở miệng, bạn có thể sử dụng thuốc kháng nấm để rơ miệng cho trẻ thêm 2-3 ngày nữa để làm sạch miệng cho bé. Nếu dùng biện pháp rơ lưỡi cho trẻ mà không khỏi, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để có hướng xử lý kịp thời từ bác sĩ. Nghiêm cấm bố mẹ cố cạy những đốm trắng vì có thể khiến trẻ chảy máu lưỡi làm bệnh nặng hơn.

Để trẻ nhanh khỏi bệnh, bạn nên đảm bảo vệ sinh miệng cho trẻ và những vật dụng ăn uống của trẻ. Bình sữa và núm vú cần được luộc sôi sau khi trẻ bú xong từ 5-7 phút.

Phòng bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Mẹ nên vệ sinh miệng trẻ bằng nước muối sinh lý đúng cách và thường xuyên. Sau khi trẻ bú hoặc ăn bạn nên cho trẻ uống nước lọc để làm sạch miệng cho trẻ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn