Bệnh quai bị là một bệnh trẻ em cũng có thể mắc phải nhưng ở mức độ nhẹ và ít biến chứng hơn người lớn. Bạn có thể chủ động phòng bệnh cho bé bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ theo lịch tiêm chủng mở rộng.
- Những tai biến trong sản khoa thường gặp
- Điều trị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Mẹo vặt khắc phục các vấn đề mùa nóng
Chăm sóc trẻ bị quai bị
Bệnh gây ra một số khó chịu cho trẻ, do đó, bố mẹ cần biết cách chăm sóc cho trẻ để tránh lây nhiễm và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở trẻ em
Quai bị là bệnh gây ra bởi virus gây sưng tuyến nước bọt và lây lan khi con người tiếp xúc với virus gây bệnh trong không khí. Khi người bệnh bị nhiễm virus, tuyến nước bọt sẽ bị sưng lên và rất đau. Loại virus này không chỉ lây nhiễm vào tuyến nước bọt mang tai mà còn có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh quai bị chưa nghiên cứu được thuốc chữa bệnh nhưng hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh. Những người đã bị bệnh này rất ít khi bị lại vì cơ thể đã sinh ra kháng thể để bảo vệ người bệnh trong suốt quãng thời gian còn lại.
Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ em
Sau khi trẻ bị nhiễm virus, 2 tuần sau trẻ sẽ xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau hàm , đau đầu, ho, sổ mũi, chán ăn và có triệu chứng sốt nhẹ.
Những ngày tiếp theo trẻ sẽ có triệu chứng sốt cao 39 độ và tuyết nước bọt sưng lên, giai đoạn này trẻ có thể truyền virus gây bệnh sang những người xung quanh.
Trẻ sẽ bị đau khi có tác nhân kích thích vị giác. Có một số trẻ khi bị nhiễm virus không có một biểu hiện nào của bệnh hoặc biểu hiện rất ít, số trẻ này chiếm 1/3 tổng số trẻ bị bệnh.
Bệnh quai bị ở trẻ em lây qua con đường nào?
Bác sĩ tư vấn: Virus gây bệnh quai bị rất dễ lây lan. Khi tiếp xúc với những giọt dịch dù rất ít của người bị bệnh, virus cũng có thể lây sang những người đó. Virus quai bị còn lây được qua việc dùng chung khăn hoặc cốc nước.
Bạn nên cách ly trẻ bị bệnh khỏi những người xung quanh nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để không lây nhiễm virus gây bệnh.
Bệnh quai bị ở trẻ em lây qua con đường nào?
Biến chứng của bệnh quai bị ở trẻ
Bệnh quai bị rất ít khi gây biến chứng, nhưng nếu bố mẹ không chăm sóc và điều trị đúng cách cho trẻ bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và gây viêm nhiễm những bộ phận khác trên cơ thể như não và hệ sinh sản gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở tuổi trưởng thành.
Chăm sóc trẻ bị bệnh quai bị
Khi bạn nghi ngờ trẻ bị quai bị hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Trẻ sẽ được chỉ định kiểm tra máu, nước bọt … để có kết quả chính xác.
Bệnh do virus gây ra nên không có thuốc chữa trị mà chỉ chó thể làm giảm những triệu chứng của bệnh để con đỡ cảm thấy khó chịu.
Bố mẹ nên cho bé nghỉ ngơi thoải mái khi mệt, cách ly bé với những người xung quanh đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để không lây bệnh sang những đối tượng có hệ miễn dịch non kém. Nếu trẻ sốt cao quá bạn có thể cho trẻ dùng thuốc acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt. có thể chườm túi đá vào mang tai cho trẻ để giảm đau, bổ sung nhiều nước bù lại lượng dịch trong cơ thể. Ăn những thức ăn dễ nuốt như súp, cháo, sữa chua, hạn chế những thức ăn khiến trẻ phải nhai. Không cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa axit.
Thời điểm nên cho trẻ mắc bệnh quai bị đi khám
Nếu trẻ bị sốt cao qua 3 ngày, tuyến nước bọt sưng kéo dài quá 7 ngày, sưng và đau đớn dữ dội, cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, trẻ bị co giật hay bỏ ăn, mất nước nghiêm trọng thì bạn phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để xử lý kịp thời.
Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn