Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở nông thôn và các khu vực hẻo lánh rất cao, tỉ lệ này khác nhau tùy vào từng vùng miền. Trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ có nguy cơ thấp bé khi trưởng thành, nguy cơ tử vong cao hơn những trẻ khỏe mạnh bình thường.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu kĩ về suy dinh dưỡng và chế độ ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp con phát triển khỏe mạnh.

Biểu hiện của trẻ bị suy dinh dưỡng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ bị suy dinh dưỡng có những biểu hiện sau:

– Trẻ kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến các tình trạng tiêu chảy hoặc phân sống.

– Trẻ không có dấu hiệu tăng cân mà cân có thể giữ nguyên hoặc giảm sút.

– Lớp mỡ dưới da bụng bị mất đi dẫn đến cơ thể còi cọc, thịt nhão, cơ thể xanh xao.

– Tóc ít dễ rụng, đổi màu.

Bác sĩ tư vấn: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng còn có những biểu hiện như phù hoặc teo. Với những trẻ bị thiếu vitamin có thể bị quáng gà, khô giác mạc hoặc loét giác mạc.

Các loại suy dinh dưỡng ở trẻ em

Có ba loại suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ tùy thuộc vào cân nặng trên tuổi.

– Suy dinh dưỡng độ I: Trẻ có cân nặng bằng 90% so với tuổi.

– Suy dinh dưỡng độ II: Trẻ có cân nặng chỉ còn 75% so với tuổi.

– Suy dinh dưỡng độ III: Trẻ có cân nặng giảm xuống 60% so với tuổi.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Những nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ:

  • Trẻ bị ốm thường xuyên không hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bỏ ăn.
  • Do thiếu kiến thức hoặc bận rộn khiến mẹ không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ.
  • Trẻ mắc phải những dị tật bẩm sinh như sứt môt, suy dinh dưỡng bào thai hoặc tim bẩm sinh cũng sẽ có những nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Những khu vực có điều kiện kinh tế kém không có điều kiện cho con bổ sung các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ thấp còi

Đối với những trẻ suy dinh dưỡng độ I và II bố mẹ nên:

– Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho con bú ít nhất đến 24 tháng. Cho con bú khi có nhu cầu bất kể đêm hay ngày.

– Nếu mẹ không có sữa, thiếu sữa hoặc mất sữa thì có thể cho bé sử dụng thêm sữa công thức theo độ tuổi hoặc sữa đậu nành.

– Trẻ từ 6 tháng tuổi nên cho trẻ ăn dặm bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm và tăng dần số bữa theo tháng tuổi, bố mẹ cần đảm bảo vệ sinh thức phẩm cho trẻ ăn và nấu chín kỹ rồi cho bé ăn ngay sau khi nấu.

Đối với những trẻ suy dinh dưỡng nặng độ III:

– Tăng nhiều bữa trong ngày cho trẻ để tăng calo. Đối với trẻ 6-8 tháng cho trẻ ăn 2 bữa trong một ngày.

– Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, mẹ cho bé ăn bổ sung chất dinh dưỡng như những trẻ bình thường những số lượng bữa tăng lên, lượng thức ăn có thể ít hơn.

Trẻ cần được bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm đạm, tinh bột, béo và xơ để con phát triển lành mạnh.

– Tinh bột: gạo, khoai tây. Nguồn thực phẩm này giúp bé bổ sung năng lượng cho trẻ phát triển về thể chất, nếu thiếu nhóm thực phẩm này trẻ sẽ có nguy cơ bị còi và suy dinh dưỡng.

– Đạm: thịt gà, lợn, tôm, bò, cua, trứng, cá. Nhóm thực phẩm này giúp trẻ xây dựng các mô và tế bào duy trì sự sống, nếu thiếu nhóm này sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết.

– Chất xơ: rau xanh. Rau xanh giàu chất xơ giúp bé có hệ tiêu hóa tốt và giảm lười ăn.

– Chất béo: Mỡ, dầu. Đây là nhóm thực phẩm chính gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trẻ thiếu nhóm thực phẩm này sẽ có nguy cơ thiếu năng lượng và những vi chất cần thiết cho các hoạt động của trẻ.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn