Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Cơn hoảng sợ có thể là một trải nghiệm mà không ai chưa từng trải qua. Tuy vậy, rối loạn hoảng sợ (panic disorber) lại là một tình trạng bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần.

 Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

 Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Rối loạn hoảng sợ là gì?

Cơn hoảng sợ có thể là một trải nghiệm mà không ai chưa từng trải qua. Tuy vậy, rối loạn hoảng sợ (panic disorber) lại là một tình trạng bệnh lý thuộc chuyên khoa tâm thần.

Cơn hoảng sợ có thể chỉ xảy ra nhất thời và sẽ đi qua. Nhưng bệnh nhân lại luôn luôn thường trực nỗi sợ hãi về những cơn hoảng sợ, khiến bệnh nhân mất tự tin, lo lắng cơn hoảng sợ sẽ trở lại và không có ai giúp đỡ mình. Cảm giác này đôi khi nặng nề tới mức bệnh nhân trở nên phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khác.

Một số bệnh nhân đã nhiều lần đi cấp cứu với những triệu chứng khác nhau, đi khám ở nhiều khoa phòng khác nhau (tim mạch,thần kinh, hô hấp, tiêu hóa…). Do đặc điểm triệu chứng mà bệnh nhân tự mô tả, thường bệnh nhân có thể được chẩn đoán là rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn máu não, suy nhược cơ thể hoặc rối loạn thần kinh thực vật… Đã có nhiều trường hợp ngay cả chính người nhà bệnh nhân cũng có ý nghĩ rằng bệnh nhân “vờ bị bệnh”. Người bệnh có thể không bao giờ tìm đến chuyên khoa tâm thần và không được chẩn đoán đúng bệnh của mình.

Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Như đã nói, bệnh nhân có thể đã đi khám ở rất nhiều khoa phòng, vì vậy để chẩn đoán rối loạn hoảng sợ, cần làm một cuộc kiểm tra toàn diện để loại trừ các triệu chứng “giả tạo” trước khi có thể đi đến một chẩn đoán chính xác. Thông thường, bác sĩ sẽ xác định xem có thực sự có một cơn hoảng loạn hay không khi đã loại trừ được các triệu chứng cơ thể, các chẩn đoán phân biệt có triệu chứng tương tự như: vấn đề tim mạch hoặc bệnh tuyến giáp, tương tự như triệu chứng hoảng loạn.

Các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng thường được chỉ định gồm:

  • Khám nghiệm lâm sàng

Bao gồm những thăm khám cơ bản như: cân đô chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng, đo các dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp), khám tim phổi, khám bụng và thăm dò khác tùy theo triệu chứng khác biệt của từng bệnh nhân.

Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

Chẩn đoán rối loạn hoảng sợ

  • Xét nghiệm

Thường là các xét nghiệm thường quy: công thức máu, sinh hóa, xét nghiệm nước tiểu…Đồng thời tùy theo triệu chứng mà có thể chỉ định các bài kiểm tra tuyến giáp, các thử nghiệm trên tim (điện tâm đồ)…

  • Đánh giá tâm lý

Bác sĩ chuyên khoa hoặc nhà cung cấp sức khỏe tâm thần sẽ có một cuộc phỏng vấn về các triệu chứng. Tìm hiểu xem bệnh nhân cảm thấy như thế, mức độ thường xuyên, thời điểm xảy ra và khoảng cách giữa các đợt triệu chứng. Đánh giá tâm lý cũng đồng thời nhằm mục đích tìm nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân liên quan đến rối loạn hoảng sợ.

Tiêu chuẩn chuẩn đoán cho rối loạn hoảng sợ

Bác sĩ tư vấn: Không phải tất cả các cơn hoảng loạn đều có thể diễn biến thành một rối loạn hoảng sợ và khiếp sợ toàn diện. Ngày nay, các bác sĩ thường dựa vào “Hướng dẫn sử dụng chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM)” – công bố bởi Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Sau đây là tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn hoảng sợ:

– Trải nghiệm thường xuyên những cơn hoảng loạn đột ngột, không lí do.

– Ít nhất một trong các cuộc tấn công gây ra trong vòng một tháng sau đó những lo lắng liên tục về việc có một cuộc tấn công,hoặc lo sợ về hậu quả chúng. Ví dụ: lo bản thân mất kiểm soát, bị đau tim hoặc “phát điên”, hoặc dẫn tới hành vi khác biệt so với bình thường như: cố tránh né những tình huống nhất định mà tự bệnh nhân cho rằng có thể gây nên cơn hoảng loạn.

– Các trải nghiệm hoảng sợ không phải kết quả của sử dụng thuốc, chất kích thích hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần khác, như ám ảnh xã hội hay sợ đông đảo.

Mặc dù không được chẩn đoán rối loạn hoảng sợ, nhưng việc điều trị vẫn đem lại lợi ích cho bệnh nhân khi đối mặt với một cuộc tấn công của cơn hoảng loạn đơn độc. Ngược lại, cơn hoảng loạn không được điều trị có thể trở nên ngày càng tồi tệ và nguy cơ hình thành chứng rối loạn hoảng sợ hoặc ám ảnh.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn