Cháy nắng và những chú ý khi sơ cứu cháy nắng

Cháy nắng xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài mà không được che chắn và bảo vệ. Thực chất đây là tình trạng bỏng ở giai đoạn 1 nên cần xử lý.

Cháy nắng và những chú ý khi sơ cứu cháy nắng

Cháy nắng và những chú ý khi sơ cứu cháy nắng

Nhằm mục đích tránh những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ với người bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị cháy nắng

Tình trạng cháy nắng có thể được phát hiện bẳng các cảm giác trên da như: da đỏ, đau đớn và cảm thấy nóng rát khi chạm vào. Tình trạng cháy nắng xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài mà không có sự bảo vệ và có thể giảm nhẹ từ vài ngày đến vài tuần. Khi cường độ ánh nắng càng cao và thời gian tiếp xúc càng lâu thì tình trạng cháy nắng càng nặng. Các dấu hiệu dễ nhận biết khi cháy nắng đặc trưng trên da như: màu sắc da biến đổi thành da hồng hay đỏ, da trở nên ấm hoặc nóng khi chạm vào, cháy càng nặng thì càng rát và sưng. Bệnh nhân cảm thấy nhức đầu, sốt và mệt mỏi, một ố trường hợp nạn nhân có thể có dấu hiệu khát nước khi cháy nắng diện rộng. Bất cứ phần nào trên cơ thể cũng có thể bị cháy nắng, đặc biệt những phần dễ tiếp xúc với ánh nắng như da đầu, dái tai, môi, vùng da quanh mắt. Đặc biệt đôi mắt của bạn cực kì nhạy cảm với tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Cháy nắng tại mắt có thể gây nên tình trạng đau mắt hoặc mắt cảm giác có sạn. Dấu hiệu cháy nắng thường xuất hiện sớm sau khi tiếp xúc với ánh nắng nhưng để đánh giá một cách đầy đủ mức độ tổn thương và tình trạng cháy nắng cần tối thiểu một ngày hoặc lâu hơn một chút. Trong vòng một ngày đầu tiên sau khi cháy nắng thì cơ thể bạn sẽ có một cơ chế tự bảo vệ bằng cách bong lớp da bị cháy nắng. Sau khi lột màu sắc da trở nên không đồng đều, vùng da mới lột nhạy cảm và dễ bắt nắng, màu sắc non và trắng hơn những vùng da xung quanh. Mức độ cháy nắng càng nặng thì càng mất thời gian lâu để tái tạo và lành lớp da bị tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị cháy nắng

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị cháy nắng

Khi nào cần nhập viện xử lý cháy nắng?

Bác sĩ tư vấn: Tình trạng cháy nắng được đánh giá là nặng khi vùng da cháy nắng lan tỏa rộng và xuất hiện các nốt phỏng rộp. Nạn nhân kèm theo sốt cao, đau rát nhiều trên vùng da tổn thương, một số trường hợp kèm theo ớn lạnh và buồn nôn, xuất hiện các dấu hiệu mất nước. Tình trạng nguy hiểm hơn khi có nhiễm trùng: đau và sưng tăng lên, vụn nước vỡ ra và xuất hiện nhiễm trùng tại chỗ, sốt cao và liên tục, nhiều trường hợp sốt tái đi tái lại kể cả đã dùng thuốc hạ sốt,… Ngay khi phát hiện các dấu hiệu xấu như trên cần đưa nạn nhân vào viện xử lý ngay tránh những biến chứng xấu hơn.

Cách xử lý tại chỗ khi có cháy nắng

Ngay khi phát hiện vùng da bị cháy nắng bạn có thể thực hiện các bước sơ cứu đơn giản như sau:

  • Làm mát vùng da cháy nắng bằng cách: tắng trong bồn nước mát hoặc xả nước liên tục dưới vòi hoa sen hoặc lau người bằng khăn mát. không chườm đá già vào vùng da cháy nắng, điều này khiến giữ nhiệt bên trong và có thể gây tổn thương sâu hơn
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, nước thơm hoặc kem hydrocortisone liều thấp để giảm đau trong một số trường hợp nạn nhân đau nhiều.
  • Nếu xuất hiện các nốt phòng nhỏ tuyệt đối không chọc phá, cắt ngắn móng tay tránh gãi xước gây bội nhiễm tổn thương. Nếu những nốt rộp bị vỡ cần làm sạch nhẹ nhàng bằng xà phòng cóp độ kiềm nhẹ và nước sạch, che phủ bằng băng gạc không dính, một số trường hợp khi bôi mỡ kháng sinh cần lưu ý làm sạch kĩ vết thương trước bôi.

Cách xử lý tại chỗ khi có cháy nắng

Cách xử lý tại chỗ khi có cháy nắng

  • Khi tình trạng đau rát khiến người bệnh khó chịu có thể cân nhắc dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen,..
  • Không sử dụng các loại như dầu, lòng trắng trứng hay các thuốc nào khác lên vùng da cháy nắng, những loại dịch này có thể khiến quá trình hồi phục của da giảm đi

Nhìn chung cháy nắng không phải là tình trạng quá nguy kịch, tuy nhiên nếu cháy nắng trên diện rộng và có dấu hiệu phỏng rộp, mất nước thì cần đặc biệt lưu ý. Khi tiếp xúc với ánh nắng cơ thể cần được che chắn bảo vệ bằng áo chống nắng và kính chống UV, sử dụng kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài và 2h thoa lại một lần, nếu như ra nhiều mồ hôi hoặc kem chống nắng bị rửa trôi do nước thì cần bôi lại ngay.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn