Chia sẻ một số thông tin về bệnh Nhịp nhanh trên Thất

Chia sẻ một số thông tin về bệnh Nhịp nhanh trên Thất

Nhịp nhanh trên thất là một bệnh lý về nhịp tim nhanh thường gặp. Trong một số trường hợp, việc thay đổi lối sống thường có thể kiểm soát hoặc loại bỏ các cơn nhịp tim nhanh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một vài thông tin liên quan đến bệnh nhịp nhanh thất.

Nhịp nhanh trên thất là bệnh gì?

Nhịp nhanh trên thất là bệnh gì?

Hỏi: Nhịp tim nhanh trên thất là bệnh gì thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Nhịp tim nhanh trên thất (tên tiếng Anh là Supraventricular Tachycardia)còn gọi là nhịp nhanh kịch phát trên thất, là một dạng nhịp tim nhanh bất thường. Nó là một thuật ngữ rộng gồm nhiều dạng loạn nhịp tim có nguồn gốc từ phía trên tâm thất, trong tâm nhĩ hoặc nút nhĩ thất.

Thông tin Y Dược cung cấp, nhịp tim bình thường dao động từ 60 đến 100 lần/phút. Nhịp tim trên 100 lần/phút gọi là nhịp tim nhanh. Tình trạng này xảy ra khi các xung điện phát nhịp không hiệu quả, gây ra cảm giác hồi hộp, cơn cuồng nhĩ.

Có 2 loại nhịp nhanh trên thất là:

  • Nhịp nhanh nhĩ
  • Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất

Hỏi: Nguyên nhân gây bệnh nhịp tim nhanh trên thất là do đâu thưa Bác sĩ?

Trả lời:

Ở một số bệnh nhân, một cơn nhịp nhanh trên thất có liên hệ với một kích thích rõ ràng, như stress tâm lý, thiếu ngủ hay hoạt động thể chất. Số còn lại có thể không có kích thích nào đáng lưu ý. Những yếu tố có thể gây ra một cơn nhịp nhanh trên thất gồm:

  • Bệnh suy tim
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh tim
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Hút thuốc lá
  • Uống nhiều rượu bia
  • Tiêu thụ nhiều caffeine
  • Nghiện ma túy
  • Những loại thuốc nhất định, bao gồm thuốc trị hen phế quản, thuốc cảm và thuốc dị ứng.
  • Phẫu thuật
  • Thai kì
  • Những tình trạng sức khỏe nhất định, như hội chứng Wolf-Parkinson-White

Triệu chứng của bệnh nhịp tim nhanh trên thất

Triệu chứng của bệnh nhịp tim nhanh trên thất

Hỏi: Triệu chứng thường gặp của bệnh nhịp tim nhanh trên thất là gì?

Trả lời:

Nhịp nhanh trên thất có thể đến và đi một cách đột ngột, với những khoảng nhịp tim bình thường ở giữa. Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày và thỉnh thoảng là không có bất kì triệu chứng nào cả.

Nhịp nhanh trên thất là một vấn đề nếu nó diễn ra thường xuyên và tiếp diễn, nhất là nếu tim đã bị phá hủy trước đó hoặc có những vấn đề y khoa cùng tồn tại khác.

Các dấu hiệu và triệu chứng của nhịp nhanh trên thất có thể gồm:

  • Cảm giác cuồng động trong ngực
  • Hồi hộp đánh trống ngực
  • Khó thở
  • Cảm giác đầu trống rỗng hoặc hoa mắt
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Cảm giác đập ở cổ
  • Ngất hoặc gần ngất
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các dấu hiệu và triệu chứng có thể khó xác định. Đổ mồ hôi, bú ăn kém, da tái nhợt và trẻ sơ sinh có nhịp tim trên 200 lần/phút có thể có nhịp nhanh trên thất.

Hỏi: Nhịp tim nhanh trên thất có nguy hiểm không?

Trả lời:

Các chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo, những đợt nhịp nhanh trên thất thường xuyên và không được chữa trị có thể làm tim yếu đi và dẫn tới suy tim, nhất là nếu đang có tình trạng y khoa khác cùng tồn tại.

Trong những ca nặng, một cơn nhịp nhanh trên thất có thể gây mất ý thức hoặc ngưng tim.

Hỏi: Có những phương pháp nào được áp dụng để điều trị bệnh nhịp tim nhanh trên thất?

Trả lời:

Các bác sĩ tư vấn cho biết, đa số nhịp nhanh trên thất không cần điều trị y khoa. Tuy nhiên, nếu các cơn loạn nhịp xuất hiện thường xuyên hay kéo dài, bác sĩ có thể khuyến cáo:

Điều trị bệnh nhịp nhanh trên thất

Điều trị bệnh nhịp nhanh trên thất

  • Xoa xoang cảnh: Bác sĩ có thể tạo một áp lực nhẹ nhàng ở vùng cổ chỗ chia đôi của động mạch cảnh để giải phóng chất hóa học làm chậm nhịp tim. Đừng nỗ lực tự làm việc này vì nó có thể tạo huyết khối gây đột quỵ hoặc tổn thương tim, phổi.
  • Nghiệm pháp vagal: Bạn có thể dừng cơn nhịp nhanh trên thất nhờ những nghiệm pháp nhất định bao gồm giữ hơi thở, rặn, chườm nước đá lên mặt, hoặc ho. Các nghiệm pháp này tác động lê hệ thần kinh phó giao cảm giúp tim bạn đập chậm.
  • Sốc tim: Nếu bệnh nhân không thể tự dừng cơn nhịp nhanh trên thất bằng nghiệm pháp vagal, bác sĩ có thể sốc tim, bằng thủ thuật hay bằng thuốc. Trong thủ thuật sốc tim, cú sốc được truyền tới tim qua các bản sốc hoặc miếng dán trên ngực. Dòng điện ảnh hưởng đến các xung điện ở tim và phục hồi nhịp tim bình thường.
  • Thuốc: Nếu các cơn nhịp nhanh trên thất xảy ra thường xuyên, bác sĩ có thể kê toa thuốc kiểm soát nhịp tim hoặc đưa nhịp tim về bình thường. Uống thuốc chống loạn nhịp đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế biến chứng là vô cùng quan trọng.
  • Triệt đốt qua ống thông: Trong thủ thuật này, bác sĩ đưa một hoặc nhiều ống thông qua mạch máu tới tim. Các điện cực gắn ở đầu ống thông có thể dùng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh hoặc năng lượng sóng radio để phá hủy một vùng mô tim nhỏ và ngăn đường dẫn truyền gây loạn nhịp.

Trong những ca hiếm, điều trị loạn nhịp nhanh trên thấy có thể sử dụng thiết bị nhỏ, cấy được gọi là máy tạo nhịp để phát xung điện kích thích tim đập ở tần số bình thường. Máy tạo nhịp được đặt dưới da gần xương đòn thông qua tiểu phẫu. Thiết bị này được nối với tim thống qua một dây dẫn.

Nguồn: tapchisuckhoe.edu.vn