Chuyên gia chỉ ra những điều cần biết về viêm gan b

Viêm gan B (viêm gan virus B hay viêm gan siêu vi B) là tình trạng sưng tấy hoặc hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính có thể dẫn đến xơ gan hoặc ung thư gan.

Chuyên gia chỉ ra những điều cần biết về viêm gan b

Chuyên gia chỉ ra những điều cần biết về viêm gan b

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về viêm gan B và con đường lây truyền bệnh này từ người này sang người khác.

Viêm gan B lây truyền như thế nào?

Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây theo 3 đường: Từ mẹ sang con khi sinh, qua đường máu, và qua quan hệ tình dục không bảo vệ.

– Lây từ mẹ sang con: Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con trong lúc sinh. Đây là đường lây truyền phổ biến nhất tại Việt nam và là nguyên nhân gây viêm gan B thường gặp nhất. Nhiều phụ nữ mang thai không biết mình bị viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm.

– Lây qua đường máu:  Viêm gan B có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm vi rút.

 Ví dụ: Tiếp xúc trực tiếp giữa các vết thương, dùng chung dao cạo hoặc bằng chải đánh răng đã có nhiễm máu, tái sử dụng bơm kim tiêm hoặc dụng cụ y tế , truyền máu không an toàn

– Lây qua quan hệ tình dục: Viêm gan B có thể lây qua quan hệ tình dục không dùng bao cao su. Mặc dù dùng bao cao su có thể giảm nguy cơ truyền viêm gan B, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan B vẫn là tiêm phòng.

Viêm gan B có lây qua ăn uống chung không?

Hiện nay vẫn có một số hiểu nhầm về đường lây truyền viêm gan B. Nhiều người vẫn nghĩ rằng viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống giống như viêm gan A. Thực tế, vi rút viêm gan B KHÔNG lây truyền qua:

– Ăn uống chung, dùng chung cốc, chén, bát đũa

– Làm việc chung cùng cơ quan, văn phòng

– Ôm, hôn,  ho hoặc hắt hơi

– Bắt tay

– Muỗi đốt

– Cho con bú sữa mẹ

Viêm gan B có lây qua ăn uống chung không?

Viêm gan B có lây qua ăn uống chung không?

Lứa tuổi nào dễ mắc viêm gan B?

Bất kỳ ai chưa có miễn dịch bảo vệ đều có thể mắc viêm gan B. Tuy nhiên, độ tuổi khi nhiễm vi rút viêm gan B là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc bệnh có chuyển thành viêm gan mạn hay không. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc vi rút viêm gan B có nguy cơ tiến triển thành mắc viêm gan B mạn cao nhất. Nếu không được tiêm phòng và điều trị dự phòng, trên 90% trẻ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc viêm gan B mạn. Vì vậy, cần tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Trẻ mắc vi rút viêm gan B thường không có triệu chứng hoặc rất mờ nhạt. Trái lại, 30-50% người lớn mắc vi rút viêm gan B có triệu chứng viêm gan cấp như mệt mỏi, chán ăn, vàng da; và khoảng 6-10% sẽ tiến triển thành viêm gan B mạn.

Các dạng viêm gan B

Viêm gan B có hai dạng:

Bác sĩ tư vấn cho biết viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Viêm gan B cấp đôi khi có thể dẫn đến viêm gan B mạn tính;

– Viêm gan B mạn tính: Khi người bệnh nhiễm virus HBV trong 6 tháng hoặc lâu hơn thì được coi là mắc bệnh viêm gan B mạn tính, virus tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân mà không bị đào thải
Các dạng viêm gan B

Các dạng viêm gan B

Viêm gan B là nguyên nhân chính gây ung thư gan

          Viêm gan B mạn rất nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người vẫn có kết quả xét nghiệm men gan bình thường. Đa số người mắc viêm gan mạn không biết mình mắc bệnh, khi có các biểu hiện lâm sàng thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn. Viêm gan B là nguyên nhân chính gây ung thư gan. Ung thư gan là loại ung thư gây ra số ca tử vong cao thứ 2 trong tất cả các loại ung thư. Viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan, là nguyên nhân của 37% các trường hợp tử vong do ung thư gan trên thế giới. Người mắc viêm gan B mạn có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn