Chuyên gia chia sẻ cách giúp trẻ tránh nạn xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ

Tệ nạn xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ đang ở thành vấn nạn của xã hội và đang diễn ra ở nhiều nơi với nhiều độ tuổi khác nhau. Chúng ta không thể lúc nào cũng đi bên con để bảo vệ con được.

Chuyên gia chia sẻ cách giúp trẻ tránh nạn xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ

Chuyên gia chia sẻ cách giúp trẻ tránh nạn xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ

Do đó, là cha là mẹ chúng ta nên trang bị cho con những kiến thức để có thể tự bảo vệ chính bản thân mình khỏi những đối tượng xấu.

Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam

Theo khảo sát của Bộ Lao động thương binh – xã hội, mỗi năm có khoảng hơn 2000 vụ xâm hại trẻ em diễn ra, trong đó có hơn 70% trẻ bị xâm hại tình dục. Trung bình cứ khoảng 8 tiếng lại có 1 trẻ bị xâm hại. Những tháng gần đây, báo đài đưa tin những vụ xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng và có diễn biến phức tạp. Đã có nhiều sự cảnh báo với phụ huynh về nạn xâm hại tình dục ở trẻ em nhưng họ vẫn chủ quan lơ là con em. Đến khi sự việc đáng tiếc xảy ra lúc đó hối hận cũng không kịp nữa.

Để phòng chống nạn xâm hại tình dục ở trẻ em, bạn nên trạng bị cho con những kĩ năng phòng vệ và phòng chống nạn xâm hại tình dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ để báo với cha mẹ hoặc tự ứng biến để thoát khỏi những tình huống nguy hiểm.

Cách dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể để phòng chống xâm hại trẻ em

Trẻ em luôn có xu hướng tò mò về các bộ phận trên cơ thể người. Bạn nên dạy trẻ sớm về các bộ phận để trẻ tránh bị người khác lợi dụng sự tò mò mà xâm hại tình dục. Hơn nữa, khi trẻ biết rõ về các bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ chia sẻ những vấn đề con đang gặp phải với chúng ta dễ dàng hơn. Nhưng dạy trẻ khi nào và như thế nào trở thành câu hỏi khó của nhiều người. Bạn nên dạy trẻ càng sớm càng tốt. Với những trẻ mới tập đi, bạn chỉ cần dạy trẻ nhớ và nhận biết được các bộ phận trên cơ thể.

Cách dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể để phòng chống xâm hại trẻ em

Cách dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể để phòng chống xâm hại trẻ em

Một số hoạt động dạy trẻ về các bộ phận trên cơ thể

  • Sử dụng búp bê hoặc đồ chơi động vật: Bạn có thể sử dụng búp bê thay thế để chỉ và hướng dẫn cho bé biết những bộ phận trên cơ thể bé một cách dễ dàng. Và bạn cũng có thể sử dụng những đồ chơi động vật để dạy trẻ phân biệt được sự khác nhau giữa người và động vật. Nếu gia đình bạn có nuôi động vật bạn có thể dạy trẻ trên con vật đó luôn.
  • Sử dụng các hình ảnh trực quan: Khi bạn sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động sẽ có tác dụng thu hút bé hơn rất nhiều. Bé sẽ cảm thấy hứng thú với bài học của bố mẹ hơn. Những dụng cụ đó có thể là một bức tranh lớn mô phỏng cơ thể con người, hoặc một tờ giấy và bạn sẽ vẽ trên đó và hướng dẫn bé cùng lúc luôn.
  • Sử dụng âm nhạc: Âm nhạc là thứ dễ đi vào tâm trí bé nhất. Bạn có thể sử dụng những bài hát có chứa các từ chỉ bộ phận cơ thể người và cho bé nghe, hoặc sử dụng những giai điệu mà bé thích và chế biến các từ ngữ về cơ thể người sao cho phù hợp với giai điệu bé sẽ rất thích thú và học nhanh hơn.

Một số lưu ý khi dạy trẻ về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể bé

  • Sử dụng những từ chỉ các bộ phận một cách chính xác: Bạn nên sử dụng đúng thuật ngữ chỉ các bộ phận trên cơ thể để trẻ có suy nghĩ đúng về các bộ phận ở vị trí nhạy cảm. Bạn không nên sử dụng những cách tên gọi biệt danh khác dành cho bộ phận đó, điều này có thể khiến trẻ có suy nghĩ rằng những bộ phận đó có gì không tốt và không được nhắc tên chúng. Nếu trẻ còn quá nhỏ, bạn không cần phải giải thích quá kĩ về sự khác biệt giữa 2 bộ phận sinh dục của nam và nữ nhưng bạn phải sử dụng đúng tên gọi của các bộ phận đó để dạy trẻ.

Một số lưu ý khi dạy trẻ về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể bé

Một số lưu ý khi dạy trẻ về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể bé

  • Tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi dạy trẻ: hãy tạo cho trẻ một cảm giác thoải mái khi dạy về các bộ phận nhạy cảm để trẻ cảm thấy thú vị sau đó mới bắt đầu trò chuyện nghiêm túc với trẻ.
  • Nhấn mạnh sự quan trọng của việc bảo vệ vùng kín: Nhấn mạnh tầm quan trọng của các bộ phận nhạy cảm. Chúng là những bộ phận quan trọng nhưng lại rất dễ bị tổn thương nên chúng ta phải bảo vệ chúng.
  • Dạy trẻ bằng cách áp dụng những tình huống cụ thể: Mô phỏng những tình huống mà bé có thể gặp phải và hướng dẫn bé cách xử lý, dạy trẻ biết phải làm gì và chia sẻ với ai để có được sự trợ giúp.
  • Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn