Cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là bệnh lí mạn tính về da khiến người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh viêm da dị ứng ra sao?

Cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh viêm da dị ứng

Cùng tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh viêm da dị ứng

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm da dị ứng mà bạn cần tìm hiểu để biết cách phòng tránh.

Các triệu chứng thường gặp nhất của viêm da dị ứng

–  Da vùng dị ứng tấy đỏ, sưng và nứt.

–  Phát ban trên mặt, mặt trong khuỷu tay, khoeo chân và trên bàn tay và bàn chân. Bệnh nhân có phát ban ngứa nên việc gãi xước da có thể gây ra nhiễm trùng da

–  Da khô và ngứa

–  Tạo vảy, tróc vảy, dày da

Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm da dị ứng?

Bệnh viêm da dị ứng có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng thường gặp nhất ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ em. Những người sống ở thành phố và các khu vực khí hậu khô có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn các khu vực khác. Ở trẻ bị viêm da dị ứng có thể cải thiện hoặc khỏi hẳn khi trẻ lớn lên. Mặc dù vậy da có thể vẫn bị khô và dễ bị kích ứng. Theo các bác sĩ chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thì bệnh viêm da dị ứng không hề lây nhiễm như nhiều người vẫn lầm tưởng, bạn không thể lây bệnh cho người khác bằng cách tiếp xúc hay sống chung, ăn chung, thậm chí quan hệ tình dục,..

Một số vấn đề khác về da

Các loại khác bao gồm:

–  Bệnh tổ đỉa (“dyshidrotic eczema”). Da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân bị kích ứng và mọc mụn nước trong suốt, sâu gây ngứa và khó chịu

–  Chàm do tiếp xúc dị ứng: Da tấy đỏ, ngứa và rỉ nước do chạm vào thứ gì đó mà hệ miễn dịch nhận biết là dị vật, như cây sơn độc.

Một số vấn đề khác về da

Một số vấn đề khác về da

–  Viêm da thần kinh: Các mảng vảy trên đầu, cẳng chân, cổ tay hoặc cẳng tay gây ra do bị ngứa cục bộ

–  Chàm tiếp xúc. Da tấy đỏ, ngứa và rát ở một chỗ do chạm vào thứ gì đó gây dị ứng, ví dụ axít, chất tẩy rửa hoặc hóa chất khác.

–  Chàm da dầu. Loại da này có màu hơi vàng, nhiều dầu, các mảng vảy trên da đầu, mặt và có khi xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể.

–  Viêm da ứ đọng. Da bị kích ứng ở cẳng chân, thường gặp do vấn đề lưu thông máu.

–  Chàm thể đồng tiền: Da có các đốm tấy lên hình giống đồng xu. Các đốm này có thể đóng vảy cứng, tróc vảy và rất ngứa.

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng

 Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây nên viêm da dị ứng. Bệnh này có thể gây ra do cả hai yếu tố di truyền và môi trường.

Các yếu tố làm tăng nặng bệnh bao gồm các chất kích thích và các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng thường gặp ví dụ: hải sản, nhộng tằm, bụi,  mốc,  phấn hoa, lông da chó mèo.

–  Một số loại nước hoa và đồ trang điểm

–  Sợi len,  sợi nhân tạo

–  Khói thuốc lá.

–  Xà phòng và chất tẩy rửa mạnh

Những nguyên nhân khác có thể làm cho da bị tấy đỏ là:

–  Vào phòng lạnh ngay sau khi đang đổ mồ hôi

–  Không dưỡng ẩm sau khi tắm nước ấm

–  Sống ở khu vực khí hậu khô

–  Độ ẩm không khí thấp vào mùa đông

Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Hướng điều trị bệnh lý viêm da dị ứng dựa trên các yếu tố như sau

–  Triệu chứng bệnh lý hiện tại

–  Tuổi của người bệnh

–  Tình trạng sức khỏe hiện tại

Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Điều trị viêm da dị ứng như thế nào?

Bệnh nhân cần phải nghiêm túc tuân thủ theo kế hoạch điều trị. Lưu ý những điều nên làm, nên ăn và cần tránh những gì. Các triệu chứng thường cải thiện khi bệnh nhân chăm sóc da cẩn thận và thay đổi lối sống đúng cách, hợp lí và lành mạnh

Mục tiêu điều trị viêm da dị ứng là nhằm chữa lành những thương tổn trên da và ngăn chặn biến chứng. Do đó bệnh nhân cần phải:

–  Điều trị triệu chứng sớm nếu xuất hiện.

–  Tránh những thứ gây mẫn cảm cho da, làm da tấy đỏ, ngứa rát hay sưng nề

–  Tạo được thói quen chăm sóc da hiệu quả và đúng cách.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn