Dấu hiệu của uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Trẻ bị uốn ván rốn là do cắt rốn không vo khuẩn bằng các dụng cụ như nứa, liềm, dao kéo bẩn.. thường là do đẻ tại nhà, đẻ rơi hoặc do những người không có chuyên môn đỡ đẻ.

Dấu hiệu của uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh

Uốn ván rốn là một bệnh nhiemx khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn Clostridium tetani, gram (+) gây ra. Đây là một bệnh hay được gặp ở các nước đang phát triển và có tỉ lệ tử vong cao ( 34-50%). Bệnh có thể để lại nhiều di chứng động kinh, kém phát triển tinh thần, vận động…

Nguyên nhân gây uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Bác sĩ tư vấn: Nguyên nhân gây uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh thường do trực khuẩn gram (+) có tên là Clostridium tetani ở dạng hoạt động hay kén ( nha bào) xâm nhập vào cơ thể qua vết cắt rốn nên gọi là uốn ván rốn.

Nha bào uốn ván có nhiều trong đất, bụi, nước, phân súc vật ( trâu bò) ở dạng nha bào. Vi khuẩn uốn ván có thể chịu đựng được với nhiệt độ cao ở 1200C trong 15 phút, ở 900C ở trong 2 giờ và điều kiện thích hợp để nha bào trở thành dạng hoạt động là nhiệt độ 35-370C và pH 6.8-7.4

Trẻ bị uốn ván rốn là do cắt rốn không vo khuẩn bằng các dụng cụ như nứa, liềm, dao kéo bẩn.. thường là do đẻ tại nhà, đẻ rơi hoặc do những người không có chuyên môn đỡ đẻ

Dấu hiệu nhận biết uốn ván rốn sơ sinh

Uốn ván rốn sơ sinh có 4 thời kỳ và mỗi thời kỳ diễn biến và dấu hiệu nhận biết bệnh thường khác nhau như:

  • Thời kỳ ủ bệnh: xuất hiện kể từ khi cắt rốn tới khi có dấu hiệu cứng hàm. Đây là thời kỳ không báo trước về bệnh uốn ván. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài 4-15 ngày, trung bình là 7 ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn bệnh càng nặng

Dấu hiệu nhận biết uốn ván rốn sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết uốn ván rốn sơ sinh

  • Thời kỳ khởi phát: trẻ có dấu hiệu quấy khóc nhiều bỏ bú, miệng chúm chím lại. Trẻ đói nhưng không bú được nên càng khóc, lúc này khi đè lưỡi ấn xuống thì thấy phản ứng lại, đó là dấu hiệu của cứng hàm. Thời kỳ này nhanh chóng chuyển sang thời kỳ toàn phát, từ vài giờ đến một ngày
  • Thời kỳ toàn phát: bệnh được thể hiện rõ ràng, cứng hàm càng rõ rệt hơn, xuất hiện hai triệu chứng chính là cơn co giật và cơn co cứng.
  • Cơn co giật xảy ra một cách tự phát hoặc khi có kích thích( với ánh sáng, khi thă, khám hoặc bế cho ăn). Nét mặt trẻ nhăm nhúm lại, miếng chúm chím, sùi bọt mép, hai tay nắm chặt. Cơn co giật thường kéo dài vài phút, cũng có khi lên tới 5-6 giờ liền. Nếu cơn co giật mạnh liên tục có thể kèm theo ngừng thở kéo dài 2-3 phút, thậm chí 20-30 phút do cơ thanh quản bị co thắt. Khi đó có thể thấy tiếng tim đập chậm lại, rời rạc, mạch khó bắt, chân tay lạnh, mỗi cơn ngừng thở là một lần đe dọa tính mạng của bệnh nhi, có thể dễ bị bội nhiễm và gây toan hóa máu
  • Cơn co cứng thường được biểu hiện uốn cong người, đầu ngả ra sau, hai tay khép chặt, thường xuyên hiện diện sau cơn co giật đầu tiên và kéo dài suốt thời gian trị bệnh. Nhiệt độ cơ thể có thể bình thường có thể tăng tới 40-410 C là yếu tố phối hợp làm cơn co giật xảy ra. Trẻ có thể hay bị táo bón. Rốn thường rụng sớm và nhiễm khuẩn, rốn ướt có mủ thối, lấy mủ đem cấy mọc vi khuẩn uốn ván. Bệnh thường kéo dài 2-3 tuần và dễ gây tử vong
  • Thời kỳ bệnh lui: những trẻ qua được tuần thứ 2,3 thường tiến triển tốt dần lên, các cơn giảm dần đi. Bệnh nhi có thể bú mẹ được nhưng phải từ 1.5-2 tháng thfi trương lực cơ mới trở lại bình thường được

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu trên ba mẹ không nên coi thường mà nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn tapchisuckhoe.edu.vn