Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã mắc bệnh cuồng ăn?

Hầu hết mọi người ăn quá nhiều vào những dịp nhất định như vào dịp lễ tết. Tuy nhiên một số người ăn quá nhiều và có cảm giác không thể kiểm soát được dẫn tới bệnh cuồng ăn.

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã mắc bệnh cuồng ăn?

Dấu hiệu nào cho thấy bạn đã mắc bệnh cuồng ăn?

Vậy bệnh cuồng ăn là bệnh gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng thường gặp và một số phương pháp điều trị bệnh cuồng ăn hiện nay như thế nào?

Định nghĩa và nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh cuồng ăn

Chứng cuồng ăn là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng. Khi mắc chứng này, bạn thường xuyên tiêu thụ một lượng lớn thức ăn và cảm thấy không thể nào ngừng ăn được.

Khi bạn mắc chứng cuồng ăn, bạn có thể cảm thấy xấu hổ khi ăn quá nhiều và thề sẽ dừng lại. Nhưng bạn lại cảm thấy bị ép buộc rằng bạn không thể chống cự lại cảm giác thèm ăn và tiếp tục ăn nhiều. Nếu bạn mắc chứng bệnh này, việc điều trị có thể sẽ giúp bạn.

Nguyên nhân gây ra bệnh cuồng ăn cho đến nay vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng các yếu tố di truyền, sinh học, ăn kiêng kéo dài và tâm lý có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các yếu tố có thể gia tăng nguy cơ mắc chứng cuồng ăn:

  • Tiền sử gia đình: bạn có thể mắc chứng cuồng ăn nếu cha mẹ hoặc anh chị em ruột đã hoặc đang mắc một rối loạn ăn uống. Điều này có thể chỉ ra rằng gen di truyền làm gia tăng khả năng mắc rối loạn ăn uống.
  • Vấn đề tâm lý: hầu hết những người mắc chứng cuồng ăn cảm thấy tiêu cực về bản thân và các kĩ năng cũng như thành tựu của họ. Những yếu tố có thể kích hoạt chứng cuồng ăn có thể bao gồm căng thẳng, hình ảnh bản thân tệ, đồ ăn và sự buồn chán.
  • Ăn kiêng: nhiều bệnh nhân mắc bệnh cuồng ăn từng có tiền sử ăn kiêng, vài người đã ăn kiêng từ thuở nhỏ. Ăn kiêng trong thời gian dài có thể làm bạn cảm thấy muốn ăn nhiều hơn, đặc biệt nếu bạn tự ti hoặc đang có các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Tuổi: mặc dù ở lứa tuổi nào cũng có thể gặp chứng cuồng ăn nhưng chứng bệnh này thường bắt gặp nhiều ở lứa tuổi cuối teen hoặc đầu lứa tuổi 20.

Định nghĩa và nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh cuồng ăn

Định nghĩa và nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh cuồng ăn

Triệu chứng thường gặp và cách khắc phục bệnh cuồng ăn

Hầu hết những người mắc chứng cuồng ăn bị béo phì, nhưng một số vẫn có thể giữ được mức cân nặng bình thường. Các triệu chứng và dấu hiệu về hành vi và cảm xúc của chứng cuồng ăn bao gồm:

  • Ăn một lượng lớn thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định
  • Cảm thấy hành vi ăn uống của bản thân đã vượt quá tầm kiểm soát
  • Tiếp tục ăn ngay cả khi bạn đã thấy no hoặc không thấy đói
  • Ăn nhanh trong cơn cuồng ăn
  • Ăn cho tới khi bạn no đến mức khó chịu
  • Cảm thấy chán nản, ghê tởm, hổ thẹn, tội lỗi hoặc đau khổ về việc ăn uống của bản thân
  • Thường xuyên ăn kiêng nhưng có thể không giảm cân được

Khác với người mắc chứng ăn ói, sau cơn cuồng ăn, bạn không muốn làm giảm đi số năng lượng thừa do ăn vào bằng cách ói ra, sử dụng thuốc nhuận trường hoặc tập thể dục quá mức. Bạn còn có thể cố gắng ăn kiêng hoặc ăn theo chế độ ăn bình thường nhưng ăn kiêng có thể dẫn tới nhiều cơn cuồng ăn hơn nữa.

Mức độ trầm trọng của chứng cuồng ăn phụ thuộc vào tần suất cơn cuồng ăn xuất hiện trong một tuần.

Mục tiêu điều trị bệnh cuồng ăn là giảm các cơn cuồng ăn và giảm cân nếu cần thiết. Do cuồng ăn có liên kết chặt chẽ với sự xấu hổ, hình ảnh bản thân tồi tệ và các cảm xúc tiêu cực khác, việc điều trị có thể nhấn mạnh những vấn đề này và các vấn đề tâm lý khác. Bằng việc tìm kiếm sự giúp đỡ cho chứng cuồng ăn, bạn có thể học được cách kiểm soát việc ăn uống của bạn tốt hơn.

  • Trị liệu tâm lý

Các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết dù trị liệu cá nhân hay trị liệu theo nhóm thì việc này có thể giúp bạn làm thế nào để thay đổi các thói quen không lành mạnh bằng các thói quen khác lành mạnh hơn và giảm các cơn cuồng ăn. Các kiểu trị liệu tâm lý bao gồm:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với các vấn đề có thể kích hoạt cơn cuồng ăn của bạn như các cảm xúc tiêu cực về cơ thể hay tâm trạng chán nản. Liệu pháp này có thể giúp bạn kiểm soát các hành vi của bản thân tốt hơn và điều hòa thói quen ăn uống của bạn.
  • Trị liệu tâm lý cá nhân: kiểu trị liệu này tập trung vào các mối quan hệ của bạn với mọi người. Mục tiêu điều trị là cải thiện kĩ năng giao tiếp của bạn – cách bạn ảnh hưởng tới mọi người như thế nào, bao gồm người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Điều này có thể giúp bạn giảm cơn cuồng ăn kích thích bởi các mối quan hệ tồi tệ và kĩ năng giao tiếp không lành mạnh.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng: kiểu trị liệu này giúp bạn học các kĩ năng ứng xử để giải tỏa căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc và cải thiện mối quan hệ với người khác, giúp bạn giảm bớt ham muốn cuồng ăn.
  • Dùng thuốc

Triệu chứng thường gặp và cách khắc phục bệnh cuồng ăn

Triệu chứng thường gặp và cách khắc phục bệnh cuồng ăn

Một số loại thuốc có thể sẽ hữu ích cho người bệnh cuồng ăn. Tuy nhiên, dựa vào lời khuyên của Bác sĩ tư vấn thì việc sử dụng thuốc

Mới thực sự có hiệu quả.

  • Giảm cân theo hành vi

Nhiều người mắc chứng cuồng ăn có tiền sử giảm cân thất bại. Tuy nhiên việc giảm cân thường không được cân nhắc cho tới khi bắt đầu điều trị chứng bệnh này vì ăn kiêng có thể làm xuất hiện các cơn cuồng ăn nhiều hơn, làm cho việc giảm cân thất bại nhiều hơn.

Tới thời điểm thích hợp, việc giảm cân được thực hiện dưới sự giám sát y tế để đảm bảo bạn vẫn có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Giảm cân có thể giải quyết các vấn đề kích thích cơn cuồng ăn, đặc biệt có ích khi bạn đang điều trị liệu pháp hành vi nhận thức.

Nguồn: Tapchisuckhoe.edu.vn